Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc sức khỏe người lao động để nâng cao năng suất lao động

Thứ năm, 16:22 23/05/2019 | Y tế

GiadinhNet - Việc chấp hành tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động được xem là chi phí rẻ, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, tăng thêm các lợi nhuận vô hình như sức khỏe, lòng tin của người lao động, khách hàng, những người xung quanh, nâng cao năng suất lao động.

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực hưởng ứng Ngày Thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (28/4). Thế nhưng, đến thời điểm này, đa số người lao động và người sử dụng lao động vẫn chưa chú ý đúng mức tới việc bảo đảm an toàn lao động, giữ gìn sức khỏe trong quá trình làm việc. Thực trạng này nếu không sớm được khắc phục sẽ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp mà ngay cả người lao động cũng thờ ơ đối với sức khỏe của chính bản thân. Nếu người lao động làm việc trong môi trường thiếu an toàn, bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, các hóa chất độc hại… dần dần sẽ bào mòn sức khỏe của người lao động. Thế nhưng, người lao động lại rất mù mờ về vấn đề này hoặc nếu được yêu cầu khám bệnh lại sợ phát hiện có bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Vì vậy, họ không có kiến nghị gì khi chủ doanh nghiệp không làm tròn nhiệm vụ phòng, chống bệnh nghề nghiệp, làm mất đi quyền lợi chính đáng của mình.

Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, trong tổng số hơn 10 triệu NLĐ đang làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong cả nước, mỗi năm chỉ có khoảng 100 ngàn lượt người lao động được khám bệnh nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ chưa đến 10%. Việc khám bệnh nghề nghiệp cũng chỉ thực hiện được tại 38/63 tỉnh, thành phố. Trong số hơn 6 ngàn trường hợp được phát hiện bệnh nghề nghiệp mỗi năm, chỉ có hơn 500 trường hợp được giám định để hưởng chế độ bảo hiểm.

Thực tế cho thấy nơi nào chủ doanh nghiệp (DN) có ý thức, trách nhiệm và tính tự giác cao thì nơi đó người lao động được quan tâm, chăm lo sức khỏe tốt. Ngược lại, nếu chủ DN thờ ơ thì người lao động ít được quan tâm. Thậm chí có những người làm việc liên tục trong môi trường nặng nhọc, độc hại nhiều năm nhưng không được DN cho đi khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Vì thế mà đến nay, ngành Y tế mới chỉ quản lý được hơn 1,6 ngàn cơ sở lao động, chủ yếu là các DN lớn nằm trong các khu công nghiệp. Còn lại những DN vừa và nhỏ, nằm ngoài khu công nghiệp rất khó quản lý.

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp diễn biến phức tạp chủ yếu do lỗi của người sử dụng lao động (45,41%), do người lao động (20%). Hiện nay, người sử dụng lao động chưa quan tâm xây dựng quy trình làm việc an toàn, chưa tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thiếu thiết bị bảo đảm an toàn lao động hoặc không trang bị phương tiện bảo hộ cho người lao động. Về phía người lao động, nhiều người cố tình không sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn hoặc vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động.

Bảo vệ người lao động, nhất là lao động trẻ trước nguy cơ tai nạn lao động, mắc các bệnh nghề nghiệp được coi là giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, đã đến lúc vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cần nhận được sự quan tâm đúng mức.

Chăm sóc sức khỏe người lao động để nâng cao năng suất lao động - Ảnh 1.

Người lao động được khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm tại cơ sở có yếu tố độc hại. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW nhằm phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe công nhân, viên chức, lao động.

Để đạt được mục tiêu mong muốn, trong thời gian tới, hằng năm có kế hoạch về các hoạt động, rà soát đánh giá cụ thể xuyên suốt giữa 2 ngành. Trước mắt ngay trong năm 2019, hai bên phối hợp tổ chức chương trình thể dục giữa giờ cho CNLĐ với số lượng CNLĐ lớn ở nhiều cơ sở…

Theo chương trình ký kết, hai bên sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho công nhân, viên chức, lao động.

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vào các ngành nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang quản lý, bổ sung các chế độ, chính sách liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe khác phù hợp với các lĩnh vực ngành nghề.

Nghiên cứu, xây dựng thiết chế công đoàn (nhà công vụ tại tuyến huyện) cho cán bộ y tế đang công tác ở vùng sâu vùng xa nhằm thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tuyến cơ sở.

Phối hợp tổ chức nghiên cứu cung cấp bằng chứng phục vụ xây dựng chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho công nhân, viên chức, lao động; xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, ngành Y tế vững mạnh, cụ thể sẽ tổ chức khảo sát nhu cầu khám chữa bệnh vào các ngày nghỉ lễ, thứ bảy, chủ nhật cho người có thẻ bảo hiểm y tế, đặc biệt là nhóm công nhân lao động trong các khu công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất, sửa đổi các chính sách liên quan phù hợp.

Hướng dẫn các tổ chức công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm; đưa nội dung "từng bước nâng cao giá trị bữa ăn của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" vào thỏa ước tập thể người lao động nhằm góp phần bảo đảm sức khỏe, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người lao động.

Tổ chức các sự kiện phối hợp khám sức khỏe, tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV miễn phí và triển khai các hoạt động dự phòng cho thanh niên và các đối tượng có nguy cơ cao làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp (phát bao cao su, chất bôi trơn,…); triển khai các Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho nữ công nhân lao động.

Phát động các phong trào thi đua, vận động công nhân, viên chức, lao động trong ngành Y tế về"Lao động giỏi, lao động sáng tạo", phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; phong trào "Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"; "Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"; "Đề án văn hóa công vụ",...

Hai bên sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 9 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 10 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top