Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn do dễ bị tâm lý, chuyên gia "bật mí" cách giải quyết gốc rễ!

Thứ tư, 09:17 27/10/2021 | Dân số và phát triển

Khi chăm sóc ông bà, cha mẹ mắc bệnh Covid-19 cần có những điểm đặc biệt chú ý, nhất là làm sao để giúp họ giữ vững tinh thần, vượt qua bệnh tật, vui vẻ bên con cháu...

Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của tất cả chúng ta. Người già cũng không ngoại lệ. Khi một người chẳng may mắc Covid-19 thì không tránh khỏi những lo lắng, muộn phiền dù ít dù nhiều. Ông bà, cha mẹ chúng ta - những người có tuổi thì nguy cơ này càng cao hơn. Thậm chí ở tầm tuổi này, người cao tuổi dễ chuyển biến nặng do sức khỏe tinh thần không được ổn định.

Chưa kể, người già có sức chịu đựng kém hơn. Nếu chẳng may mắc Covid-19 thì khả năng tự chăm sóc bản thân cũng thấp hơn. Việc chăm sóc cho ông bà, cha mẹ khi mắc bệnh Covid-19 cần có những lưu ý riêng biệt. Nhất là người già còn có những bệnh nền, việc sử dụng thuốc cũng cần đặc biệt lưu tâm.

Chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn do dễ bị tâm lý, chuyên gia "bật mí" cách giải quyết gốc rễ! - Ảnh 1.

Đặc biệt, khi mắc Covid-19, nhiều bệnh nhân cao tuổi thường bị suy sụp tâm lý. Lúc này, con cháu càng là nguồn động viên to lớn, giúp ông bà, cha mẹ mình sớm vượt qua căn bệnh này.

Vậy, cụ thể thì việc chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 khác người trẻ mắc bệnh như thế nào? Chúng ta cần tuân thủ những điều gì để giúp người thân của mình sớm hồi phục? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ dưới đây của chuyên gia!

1. Khi chăm sóc ông bà, cha mẹ mắc bệnh Covid-19 cần chú ý những gì?

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh (Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội), người già mắc Covid-19 rất khó có thể tự chăm sóc bản thân mình. Bởi vì vốn dĩ bình thường chưa mắc Covid-19 thì cũng có rất nhiều người không độc lập, không tự chủ trong cuộc sống của mình. Do vậy, chúng ta có thể thấy trong quy định của Bộ Y tế, nếu người trẻ mắc Covid-19 có thể tự cách ly tại nhà và được tự quản lý, điều trị ở nhà. Nhưng với F0 là người cao tuổi thì sẽ được khuyên vào điều trị ở khu tập trung, không được điều trị tại nhà. Tất nhiên ở những vùng có số lượng người mắc Covid-19 nhiều, có những gia đình cả nhà cùng mắc thì người F0 cao tuổi cũng được theo dõi, điều trị ở nhà.

"Lúc này, chúng ta cần hết sức lưu ý, người cao tuổi có những triệu chứng biểu hiện không điển hình, đôi khi nặng lên rất nhanh chóng. Do vậy, việc theo dõi các triệu chứng Covid-19 ở người già cần phải sát sao hơn so với người trẻ. Chúng ta cần báo cáo thường xuyên hơn cho cán bộ y tế về trường hợp của ông bà, cha mẹ mình. Với người trẻ cần báo cáo 1 lần/ ngày thì người già cần báo cáo 2 lần/ ngày với những triệu chứng được khuyến cáo như nhiệt độ cơ thể, huyết áp (nếu có máy đo huyết áp), nồng độ SpO2 , nhịp thở, toàn trạng như có cảm thấy mệt hơn so với ngày thường, ăn uống có đảm bảo được hay không, việc đi lại thế nào...", PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh nói.

Chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn do dễ bị tâm lý, chuyên gia bật mí cách giải quyết gốc rễ! - Ảnh 2.

Chuyên gia chia sẻ thêm, nếu ông bà, cha mẹ vẫn đi lại, nói chuyện được bình thường, tinh thần tỉnh táo, thoải mái... thì vẫn ổn. Còn nếu tinh thần tự dưng mệt không giải thích được, ăn không muốn ăn, nói không muốn nói, rối loạn tri giác (tự dưng không nhớ ngày, nhớ tháng, quên tên con cháu...) là dấu hiệu trở nặng. "Đây là dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm trước khi nồng độ SpO2 tụt thấp hay nhịp thở tăng cao", chuyên gia khẳng định.

2. Người cao tuổi bị Covid-19 dễ suy sụp tâm lý, chuyên gia đưa ra giải pháp!

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh chia sẻ, trong thời gian qua, bệnh viện cũng theo dõi, quản lý rất nhiều bệnh nhân Covid-19 điều trị ở nhà và điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế. Đúng là người cao tuổi thường lo lắng hơn người trẻ khi mắc Covid-19. Ví dụ, người cao tuổi ở trong một khu có người bên cạnh bị Covid-19, hoặc nghe tin hàng xóm cũng bị Covid-19 trở nặng là lo lắng quá độ. Câu hỏi đầu tiên của các bác luôn là "không biết tôi sẽ bị nặng lên không cô nhỉ? Ngày mai tôi sẽ nặng lên đến thế nào?"... Hôm nay có khi người già mắc Covid-19 chưa nặng đâu nhưng luôn hình dung, tưởng tượng ra mình bị nặng, nặng lắm, nặng như người bị chuyển biến nặng nhất thành ra rơi vào lo âu, sợ hãi, mất ngủ, trầm cảm, như người rơi xuống vực rồi.

Chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn do dễ bị tâm lý, chuyên gia bật mí cách giải quyết gốc rễ! - Ảnh 3.

"Khi lo lắng quá, nhịp tim tăng lên, tất cả những rối loạn trong cơ thể là một thể thống nhất. Mất ngủ, buồn nôn, chán ăn, lo âu... càng ngày càng nặng lên nữa. Do đó, việc ổn định tinh thần rất quan trọng", PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh nói.

Theo chuyên gia, một là, người cao tuổi nếu đã được tiêm phòng Covid-19 rồi thì mình cũng sẽ không bị nặng. Hai là cần tự trấn tĩnh bản thân vì cơ thể sẽ có sức đề kháng, chiến đấu với bất cứ cái gì, Covid-19 cũng vậy, người mình phải khỏe đã, mình có sức chiến đấu mới có khả năng chiến thắng lại được nên người cao tuổi phải ăn, uống, ngủ, nghỉ đều đặn thường xuyên. Lớp thành bảo vệ của mình vững chắc, sau đó là đến tinh thần của chính mình.

"Người cao tuổi nên nhớ mình lo lắng cũng không giải quyết được gì. Nếu các bác lo triệu chứng của mình nặng lên thì hỏi bác sĩ. Thường là đã tiêm phòng vắc-xin thì người cao tuổi cũng đã có hệ thống, hàng rào bảo vệ tốt rồi thì sẽ không bị nặng quá, không nên lo lắng. Còn nếu có bác rơi vào trường hợp "tôi không lo nhưng tự nhiên nó vẫn cứ lo, nhịp tim tăng lên, hồi hộp..." thì cần sự trợ giúp động viên, an ủi của những người xung quanh", chuyên gia nhận định.

Chăm sóc người cao tuổi mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn do dễ bị tâm lý, chuyên gia bật mí cách giải quyết gốc rễ! - Ảnh 4.

Lúc này, họ hàng, con cháu nên thường xuyên gọi điện, động viên ông bà, cha mẹ, gọi điện cho bác sĩ... Thường thì người cao tuổi mắc bệnh nhìn thấy bác sĩ qua video call cũng đã cảm thấy yên tâm hơn rồi nên chuyên gia khuyên, con cháu cũng nên thường xuyên quan tâm hỏi han, nhìn mặt qua video online như vậy cũng là một cách trợ giúp tinh thần, giúp ông bà, cha mẹ đi qua dịch Covid-19.

"Ngay cả với người cao tuổi chưa bị Covid-19 cũng nên chuẩn bị kỹ điều này để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, ăn uống ra sao, chẳng may bị Covid-19 thì gặp ai đầu tiên... Trên trang web của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trang web của Bộ Y tế... đều có đủ, các bác nên đọc trước để chuẩn bị tinh thần, không còn lo sợ Covid-19", chuyên gia cho biết thêm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top