Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cao Bằng: Tiếp thị xã hội các PTTT góp phần chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước

Thứ sáu, 11:51 28/12/2012 | KHHGĐ

Việc tiếp thị phương tiện tránh thai, trước hết là tạo thuận lợi cho người sử dụng chủ động theo ý muốn, thứ hai là góp phần giảm gánh nặng ngân sách với Nhà nước.

Tiếp thị xã hội (TTXH) phương tiện tránh thai (PTTT) là một kênh phân phối trung gian giữa miễn phí và thị trường thương mại, tạo ra sự chuyển đổi hành vi của khách hàng từ sử dụng PTTT miễn phí sang sử dụng các PTTT có giá trị thương mại để phòng, tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản và HIV/AIDS.

Việt Nam bắt đầu thực hiện tiếp thị xã hội PTTT từ năm 1993, qua gần 20 năm thực hiện, tiếp thị xã hội PTTT đã góp phần đa dạng hoá các kênh cung cấp, góp phần thúc đẩy chương trình Dân số-Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ). Kết quả quan trọng nhất của chương trình TTXH các PTTT là tạo sự chuyển đổi ý thức và hành vi của người dân đã quen với phương thức cung cấp miễn phí, bao cấp hoàn toàn, nay chấp nhận tự mua PTTT (như bao cao su, thuốc viên tránh thai) để thực hiện KHHGĐ và phòng chống HIV/AIDS. Sự chấp nhận đó ngày càng tăng trong cộng đồng, trên 70% số người sử dụng bao cao su, hơn 20% số người sử dụng thuốc viên tránh thai tự chi trả PTTT.

Trong chương trình DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2020, thị phần các PTTT miễn phí hàng năm giảm dần. Từ năm 2012, không có PTTT từ nguồn viện trợ mà chỉ được cung cấp từ nguồn ngân sách trong nước, do vậy đối tượng ưu tiên cấp PTTT miễn phí chỉ là người trong hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng thuộc diện chính sách, đối tượng thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Tại Cao Bằng, nhu cầu sử dụng các PTTT của các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ (ĐTSĐ) 15 - 49 tuổi tăng dần hàng năm. Trong 3 năm qua (từ 2009 đến 2011), số cặp vợ chồng trong ĐTSĐ chưa sử dụng BPTT tăng từ 17.327 cặp lên 21.090 cặp và cơ cấu sử dụng các BPTT cũng có sự thay đổi đáng kể: tỷ lệ sử dụng vòng giảm từ 74,3% xuống 70,2%; tỷ lệ sử dụng viên uống tránh thai tăng từ 8,6% lên 9,9%; tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm tránh thai tăng từ 6,9% lên 9,5%. Hai biện pháp bao cao su và cấy tránh thai có xu hướng tăng nhưng tăng ít: bao cao su tăng 5,4 - 5,5% và cấy tránh thai tăng 0,3 - 0,5%.

Nhu cầu sử dụng PTTT của các đối tượng ngày càng tăng, trong khi đó lượng PTTT miễn phí ngày càng giảm nhưng hoạt động TTXH các PTTT tại Cao Bằng còn rất nhiều hạn chế và thách thức. Tuy được triển khai từ năm 2009 thông qua Hội KHHGĐ với sản phẩm tiếp thị là bao cao su, nhưng kết quả hàng năm đạt rất thấp; một số huyện chỉ quan tâm việc cấp PTTT miễn phí, chưa chú trọng đến TTXH và thị trường tự do các PTTT.

Hiện nay, mạng lưới TTXH tại các tuyến mới chỉ là những người trực tiếp làm công tác Dân số-KHHGĐ và chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về TTXH. Bên cạnh đó, chưa có nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm và đào tạo về TTXH các PTTT. Sự tham gia vào mạng lưới TTXH các PTTT của các dịch vụ, cửa hàng tư nhân, cá nhân còn rất hạn chế. Các chính sách hiện hành về DS-KHHGĐ của địa phương đề ra đều chưa có liên quan đến tiếp thị xã hội các PTTT. Về nhận thức, đa phần người dân vẫn chưa có thói quen mua PTTT để sử dụng mà vẫn trông chờ vào sự cung cấp miễn phí PTTT.

Đến hết quý I/2012, trên địa bàn toàn tỉnh có 7.800 người đang sử dụng viên uống tránh thai và 4.000 người đang sử dụng bao cao su để tránh thai (có 2.300 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo). Như vậy, tổng nhu cầu PTTT năm 2012 của tỉnh Cao Bằng là 101.400 vỉ thuốc uống tránh thai và 400.000 chiếc bao cao su. Trong khi đó, kế hoạch của Tổng cục DS-KHHGĐ cấp miễn phí chỉ đáp ứng 94,6% nhu cầu thuốc uống tránh thai và số bao cao su cho người sử dụng.

Việc tiếp thị phương tiện tránh thai, trước hết là tạo thuận lợi cho người sử dụng chủ động theo ý muốn, thứ hai là góp phần giảm gánh nặng ngân sách với Nhà nước. Sự hưởng ứng nhiệt tình của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Dân số và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020.
 
Theo Web Sở Y tế Cao Bằng
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top