Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩn trọng bệnh tay chân miệng “vào mùa”: Kiêng kỵ vô lối, bệnh càng nặng hơn

Thứ hai, 08:38 18/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh tay chân miệng (TCM) xuất hiện rải rác quanh năm ở nhiều địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: Từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh tuy lành tính song các bậc cha mẹ không nên chủ quan vì nếu để nặng, có thể gây ra các biến chứng khó lường!

Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời. Ảnh: T.L
Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời. Ảnh: T.L

Bệnh dễ lây trong trường học

Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ), khoa dành riêng tầng 2 cho bệnh nhi mắc bệnh TCM để tránh nhiễm chéo với những bệnh khác. Bà của bé Nhựt Khang, 8,5 tháng tuổi, đang điều trị ở đây cho biết: “Ban đầu cháu có vẻ khó chịu, quấy khóc, bú và ngủ ít. Qua ngày hôm sau thì nổi mụn (bóng nước), tôi tưởng cháu nóng trong người nên nổi mụn, đưa ra trạm y tế cho thuốc hạ sốt rồi đưa về nhà. Ngày thứ ba, bóng nước lan ra toàn thân, cháu sốt, ói nhiều, bứt rứt không ngủ được, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ khám và bác sĩ yêu cầu nhập viện luôn”.

Nằm cùng phòng với bé Khang là bé Lê Ngọc Trâm Anh, 25 tháng tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long. Mẹ Trâm Anh kể: “Ban đầu bé bị sốt, họng nổi mụn, gia đình không tự ý mua thuốc uống mà đưa bé đến phòng khám thì bác sĩ nói bé bị nổi mụn trong họng, nghi ngờ bị TCM. Gia đình đưa bé đến bệnh viện địa phương, bác sĩ cho thuốc hạ sốt nhưng vẫn không đỡ nên vội đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ đến nay bé đã bớt sốt. Vào nhập viện, tôi tình cờ gặp một bé học cùng lớp con tôi cũng bị TCM, tôi nghi bé bị lây bệnh từ bạn. Trước đây, con trai tôi học mẫu giáo cũng bị lây TCM từ bạn khác trong lớp”.

Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ): “Bệnh TCM lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, chưa nổi bóng nước, trẻ mang mầm bệnh đã có thể lây cho trẻ khác. Vì thế, bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt ở các trường mầm non, mẫu giáo do trẻ sinh hoạt chung, chưa biết tự giữ gìn vệ sinh...”.

Không kiêng cữ thái quá

Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm: Bệnh TCM cũng có thể gây ra các biến chứng. Nhưng phụ huynh không nên hốt hoảng khi phát hiện trẻ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thường bọc bé trong chăn kín, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời như thế vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

Tuy nhiên, cũng có không ít trẻ bị TCM gặp biến chứng suy hô hấp, tim mạch và thần kinh do trẻ nhiễm phải chủng virus có độc lực mạnh.

Nhưng cũng có trường hợp trẻ bị nặng do gia đình nhầm lẫn tưởng trẻ bị phát ban, viêm họng thông thường nên đưa đến bệnh viện trễ hoặc có trường hợp, trẻ chỉ nổi ít bóng nước trong miệng nên gia đình không phát hiện. Khi trẻ có các biểu hiện: Sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, bứt rứt, ói nhiều, run tay, chân, vã mồ hôi, giật mình, đi loạng choạng… có thể trẻ bị nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị bệnh độ I (độ nhẹ) như lở miệng, sốt nhẹ… thì có thể khám, nhận thuốc uống và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người nhà cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ, giữ gìn vệ sinh, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu thực hiện vệ sinh tốt, khi bóng nước khô, bong ra, không để lại sẹo. Khi trẻ bị bệnh TCM, trẻ vẫn có thể bị lại.

Trẻ nhỏ tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu, vì thế, theo các bác sĩ, gia đình cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời; tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Để tránh lây lan bệnh TCM trong trường học, nếu trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho bé nghỉ học ít nhất 7 ngày (tính từ khi trẻ khởi phát bệnh); thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà (lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn).

Gia đình tránh cho trẻ đến nơi tập trung đông trẻ, điều kiện vệ sinh không tốt để chơi vì rất dễ lây bệnh.

H.Hoa/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 14 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 6 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Top