Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt

Chủ nhật, 17:58 26/09/2021 | Sống khỏe

Tình trạng viêm da do kiến ba khoang thường tự khỏi. Tuy nhiên, người dân cần loại bỏ chất độc từ loại kiến này bằng nước và xà phòng.

Những ngày gần đây, nhiều người dân tại các khu chung cư ở TP.HCM phản ánh tình trạng xuất hiện số lượng lớn kiến ba khoang trong nhà. Một số trường hợp thậm chí bị tổn thương da do vô tình tiếp xúc với chất độc trong kiến ba khoang.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, số lượng của loài kiến này tăng nhanh vào mùa mưa khi độ ẩm cao.

Sự nguy hiểm từ độc tố của kiến ba khoang

Bác sĩ Hưng cho biết chất độc trong cơ thể kiến ba khoang có thể làm tổn thương da người (bỏng, viêm da). Khi chất này được giải phóng do tác động, chà xát hay giết kiến, dịch lỏng coelomic có chứa paederin - một hóa chất gây phồng rộp da rất mạnh cũng thoát ra.

Độc tố paederin chỉ xuất hiện ở những con kiến ba khoang cái. Chúng gây phồng rộp rất mạnh và tạo ra phản ứng viêm da khoảng 12-24 giờ sau khi tiếp xúc. Các phản ứng khác nhau được nhìn thấy trên da tùy thuộc vào hàm lượng độc tố, thời gian tiếp xúc và đặc điểm da của từng người.

Cách xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt - Ảnh 1.

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào khoảng thời gian mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10. Ảnh minh họa: Scienceinfo.

"Người tiếp xúc với chất độc của kiến ba khoang qua tuần hoàn, không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Tuy nhiên, loài côn trùng này không cắn hoặc chích, bệnh nhân thường chỉ vô tình tiếp xúc hay cọ vào chúng", vị chuyên gia nói.

Cũng theo bác sĩ này, trường hợp tiếp xúc nhẹ có thể xuất hiện ban đỏ nhỏ trong vài ngày. Tuy nhiên, với các trường hợp tiếp xúc vừa, ban đỏ sẽ diễn biến thành mụn nước, mụn mủ hoặc bọng nước trong vài ngày. Sau một tuần, vết tổn thương sẽ đóng vảy mịn dính trên bề mặt da.

Thời gian sau đó, vảy sẽ bong tróc, để lại các vệt da đỏ, tăng hoặc giảm sắc tố. Các vết tích này biến mất dần và thường không để lại sẹo.

Trong trường hợp nghiêm trọng, ngoài việc xuất hiện các mảng phồng rộp rộng, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm triệu chứng sốt, đau rát thần kinh, đau khớp và nôn.

Bác sĩ Hưng cũng khuyến cáo hoạt động chà xát da, gập khớp hay tiếp xúc vô thức sẽ khiến vùng da lành bị lây nhiễm độc tố từ vết thương do kiến ba khoang.

"Vùng da tiếp xúc thứ phát như bộ phận sinh dục ngoài hoặc mặt có thể xuất hiện mảng viêm da mới, ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống. Các bọng nước còn có thể lan rộng trên một diện tích lớn của cơ thể gây bội nhiễm, đau, rát, khó chịu. Toàn thân sốt, hạch vùng sưng đau, gây viêm kết mạc...", ông cho hay.

Cách xử lý vết thương

Theo bác sĩ Tạ Quốc Hưng, dấu hiệu ban đầu của viêm da tiếp xúc kích ứng cho kiến ba khoang là ngứa, rát bỏng, có khi đau. Thời gian diễn biến của viêm nhiễm kéo dài từ 1 đến 3 tuần.

"Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường dễ bị nhầm với các dạng viêm da tiếp xúc do hóa chất, viêm da tiếp xúc dị ứng, zona (giời leo), mụn rộp (nhiễm Herpes). Để phân biệt, người dân có thể dựa vào việc thương tổn da xuất hiện nhanh sau cảm giác nóng rát, châm chích ở vùng da đó, có hình thù đa dạng trên bất kỳ vùng da nào bị tiếp xúc", vị chuyên gia này nói.

Cách xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt - Ảnh 2.

Vết tổn thương trên da cho chất độc của kiến ba khoang gây ra. Ảnh: Nam Phương.

Bác sĩ Hưng cũng cho hay tình trạng viêm da ở các trường hợp nhẹ thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần loại bỏ chất gây kích ứng do kiến ba khoang gây ra bằng cách rửa nhẹ vùng da bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước.

"Vị trí phồng rộp nên được điều trị bằng cách ngâm nước sạch, sau đó bôi một loại thuốc kháng viêm mạnh", ông cho biết.

Bác sĩ này cho biết thêm việc uống ciprofloxacin và bôi steroid cũng giúp thương tổn lành nhanh hơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoang mang vi khuẩn Pseudomonas. Trong trường hợp điều trị toàn thân, người bệnh có thể dùng kháng histamin uống để giảm triệu chứng ngứa rát.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, an thần và kháng sinh chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Để phòng tránh tổn thương da do kiến ba khoang, bác sĩ Hưng khuyến cáo người dân nên tránh tiếp xúc, đặc biệt là không đập nát chúng.

"Quần áo, khẩu trang, khăn trải giường..., đã tiếp xúc với kiến ba khoang cần được giặt thật kỹ. Người dân cũng phải tránh thu hút kiến bằng đèn sáng, nên đóng kín cửa sổ, cửa ra vào các phòng làm việc và phòng ngủ vào ban đêm", ông nói.

Bên cạnh đó, khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang, người dân nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng hướng và kịp thời.

Theo Quốc Toàn

Zingnews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top