Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản trị chân sưng tấy, ngứa “phát điên” khi đi trời mưa

Thứ tư, 09:00 09/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau khi lội nước, nhất là trong những ngày mưa, nhiều người kẽ chân bị bợt ra, ngứa ngáy, đau đớn. Để tránh nhiễm trùng, chân sưng tấy, ngứa “phát điên” vì nước ăn chân, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây.

Dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội, cho thêm phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Ảnh: T.G
Dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội, cho thêm phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Ảnh: T.G

Chân ngứa “phát điên” mỗi khi bì bõm lội nước trời mưa

Trong những ngày mưa vừa qua, chị Lương Thị Minh (ở Hà Nội) phải khổ sở sống trong cảnh đường phố hễ mưa lớn là ngập, ứ đọng nước nhiều tiếng đồng hồ. Khổ nhất là sau khi thường xuyên đi qua đoạn đường ngập, chân chị lại ửng đỏ, sưng tấy, ngứa “phát điên”. Chị cho hay, nếu không bôi thuốc kịp thời có thể bị nứt da, chảy máu vô cùng đau đớn làm việc đi lại rất khó khăn.

Theo BS Đinh Doãn Thạch (Bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2), sau những trận mưa lớn kéo dài, điều kiện nguồn nước, vệ sinh và môi trường thường không được đảm bảo rất dễ tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập vào da gây nên các viêm nhiễm về da. Các bệnh về da dễ gặp phải là nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở…

Trong đó, nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải tiếp xúc chân trần với nước, nhất là các nguồn nước bẩn trong các mùa mưa lũ hoặc môi trường ẩm ướt, làm việc trên ruộng bùn, những người thường đi giầy kín, ra nhiều mồ hôi ở chân. Khi bị nước ăn chân, da chân ở các kẽ bị bong vảy, ngứa ngáy, dần dẫn da bị mủn trắng, loét, chảy dịch, nứt kẽ rất đau.

Bệnh tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng khiến cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bị bội nhiễm có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ bàn chân bị sưng tấy lên và có mủ… Khi đó cần phải đi khám để bác sĩ có các phương thuốc bôi, điều trị dứt điểm tình trạng này.

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cũng cho biết, nước ăn chân là một loại nấm gây ngứa, rát và mọc các mụn nước nhỏ gây loét lở ở kẽ chân và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân. Nếu để lâu, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và lan rộng, gây mưng mủ, sưng viêm ảnh hưởng đến việc đi lại.

Điều đáng nói là nhiều trường hợp có những sai lầm trong điều trị khiến cho tình trạng thêm nặng. Chẳng hạn đi giầy, tất kín khi bị nước ăn chân vì nghĩ rằng sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vùng tổn thương, bệnh sẽ nhanh khỏi. Điều này chỉ làm cho chân ẩm ướt thêm tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Hay như vừa ngâm rửa, bôi thuốc xong không giữ cho vùng tổn thương khô ráo lại để tiếp xúc với các nguồn nước khác, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm. Khi ẩm ướt, nấm sẽ mọc trở lại.

Bên cạnh đó, bệnh có thể lây nếu dùng chung nguồn nước và các vật dụng như tất, giày… Bởi vậy cần lưu ý cho người bị nước ăn chân dùng riêng để tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Khi thấy các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ không nên gãi nhiều vì càng gãi vùng da tổn thương càng dễ bị trầy xước, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Nhiều người bị chảy nước, mưng mủ rất đáng sợ.

Mẹo đơn giản “trị” nước ăn chân

Theo BS Đinh Doãn Thạch, để tránh bị nước ăn chân sau khi tiếp xúc với nước,bùn bẩn hoặc ngâm mình dưới nước bẩn, cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, lau khô nhất là những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay…

Khi bị nước ăn chân, nấm những cơn đau ngứa khiến cho người bệnh rất khó chịu. Cách đơn giản nhất để chống lại là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Có thể pha muối vào trong chậu nước rồi ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút, khoảng 2-3 lần/ngày. Sau khi ngâm xong cần phải lau khô bằng khăn mềm rồi bôi thuốc. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.

Đa số các trường hợp bệnh về da do tiếp xúc với nước bẩn mùa mưa, bệnh nhân chỉ cần dùng những loại thuốc bôi, rửa ngoài da là có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Trong Tây y thường dùng các loại kem bôi ngoài da chuyên dụng. Người bệnh có thể bôi một trong các thuốc sau: ASA, BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem. Sau khi chạm vào chân nên rửa tay để tránh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn cần đi khám chuyên khoa da liễu, đặc biệt là khi có bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết, trong Đông y để chữa nước ăn chân, nấm chân vẫn thường dùng những dược liệu có tính sát khuẩn mạnh hoặc có chất tannin để ngâm hoặc bôi vào chân. Chẳng hạn:

- Kim ngân hoa: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân ngày 2 – 3 lần.

- Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ tử sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Dùng lá lốt, lá trầu không vò nát xát vào các kẽ ngón chân. Hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa có thể khỏi. Có thể dùng lá trầu không đun sôi với nước để nguội rồi cho thêm cục phèn chua rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa.

- Lá chè xanh và lá phèn đen nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt giã nát, thêm ít nước dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau.

- Lá mướp non hoặc búp ổi giã với một nhúm muối xát vào kẽ chân ngày vài lần.

Mặc dù dùng các loại lá để trị nước ăn chân là lành tính nhưng lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, khi dùng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không… để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa kỹ, tránh lá còn bụi bẩn hoặc có trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân, làm bệnh trầm trọng hơn.

Điều quan trọng nhất mọi người bệnh cần chú ý là sau khi bôi thuốc hoặc ngâm chân với các dược liệu cần phải giữ cho vùng đó khô, tránh ẩm ướt, nếu không sẽ rất lâu khỏi.

Khi bị nước ăn chân, nấm những cơn đau ngứa khiến cho người bệnh rất khó chịu. Cách đơn giản nhất để chống lại là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Có thể pha muối vào trong chậu nước rồi ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút, khoảng 2-3 lần/ngày. Sau khi ngâm xong cần phải lau khô bằng khăn mềm rồi bôi thuốc. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.

Khi dùng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không… để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa kỹ, tránh lá còn bụi bẩn hoặc có trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân, làm bệnh trầm trọng hơn.

Khi bôi thuốc hoặc ngâm chân với các dược liệu cần phải giữ cho vùng đó khô, tránh ẩm ướt, nếu không sẽ rất lâu khỏi.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 23 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top