Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách dễ làm để cải thiện trí nhớ, độ tập trung với người trẻ hay mắc chứng 'não đi vắng'

Chủ nhật, 15:38 13/11/2022 | Sống khỏe

Bước xuống cầu thang để lấy chai nước, mở tủ lạnh ra, anh Doanh (35 tuổi) bỗng quên mất định lấy gì, tự vấn một lúc không nhớ ra cần làm gì. Anh quay lên lầu, tự bước xuống lần nữa để xem có nhớ nổi hay không.

BSCK2 Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, tình trạng "nhớ nhớ quên quên" như anh Doanh liên quan tới trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn hay bị trục trặc hơn vì dễ bị sao nhãng, còn trí nhớ dài hạn được lưu trữ tầng sâu hơn.

Bên cạnh vấn đề kỹ năng như lái xe, bơi, làm việc, nghề nghiệp theo trình tự, thói quen, thì những phần ký ức gắn với khen thưởng, hạnh phúc cũng được lưu giữ lâu hơn ở phần trí nhớ dài hạn. 

Vì sao người trẻ hay "lãng đãng"?

Chứng hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận. 

Người thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu, áp lực trong công việc và học tập; lối sống không khoa học như uống nhiều chất kích thích, thức khuya, lười vận động... có nguy cơ mắc chứng hay quên.

Thói quen làm nhiều việc một lúc, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tâm trí, não bộ phải xử lý nhiều lúc, khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Ngoài ra, thiếu ngủ, lo âu, stress kéo dài khiến mệt mỏi, kém tập trung, kém ghi nhớ; thiếu vitamin B1, B12 hay dùng một số loại thuốc cũng tác động khả năng trí nhớ. Người thiếu oxy não cũng dễ gặp chứng hay quên.

Mắc các bệnh lý thoái hoá thần kinh, bệnh lý mạch máu não tác động khả năng ghi nhớ, tập trung. Các bệnh lý viêm nhiễm tại não, bệnh hệ thống, chuyển hoá như suy gan, suy thận, suy giáp… gây tổn thương tế bào não.

Khi nào người trẻ hay quên cần đi gặp bác sĩ?

“Khi bản thân hoặc người thân, bạn bè nhận ra sự suy giảm hẳn trí nhớ so với người cùng độ tuổi, trình độ văn hoá thì phải đi khám” - BS Quyên cho hay.

Một nhóm khác chắc chắn cần khám là người có tiền sử gia đình có người bệnh Alzheimer, người mắc các bệnh lý ở não như tai biến mạch máu não, viêm nhiễm hay chấn thương não… cần được đánh giá chức năng nhận thức để xem có suy giảm hay chưa. 

Một số dấu hiệu báo động là lặp lại một câu hỏi nhiều lần; lạc đường ở con đường quen thuộc; quên các cuộc họp quan trọng; bỏ bê chăm sóc bản thân. 

“Một người bình thường chỉn chu nhưng nay xuề xoà, ăn uống sao nhãng; người bình thường hoạt ngôn bất ngờ trục trặc giao tiếp, khó tìm kiếm từ ngữ cũng là dấu hiệu báo động” - BS Quyên cho hay.

Cách cải thiện trí nhớ, suy giảm nhận thức nhẹ dễ thực hiện

Khi có dấu hiệu báo động, BS Quyên khuyến cáo cần đi gặp bác sĩ ngay để được đánh giá xem tình trạng quên là bệnh lý hay chỉ là thay đổi sinh lý liên quan thói quen, lối sống…

Cách dễ làm để cải thiện trí nhớ, độ tập trung với người trẻ hay mắc chứng 'não đi vắng' - Ảnh 1.

Vận động ngoài trời giúp cải thiện chứng hay quên, suy giảm nhận thức nhẹ.

"Trong trường hợp quên do thói quen, lối sống, nhiều nghiên cứu chứng minh giải pháp đi bộ nhanh, mỗi lần đi bộ 40 phút, tuần 3 lần, sẽ giúp cải thiện rõ rệt suy giảm nhận thức nhẹ", vị bác sĩ cho biết.

Tăng giao tiếp xã hội; tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời hay các hoạt động tập luyện nhận thức như: chơi cờ, học ngoại ngữ, học kỹ năng mới về các loại nhạc cụ, đọc sách,… giúp cải thiện khả năng tập trung, phản ứng trở nên nhanh nhạy, sắc bén hơn.

Theo BS Quyên, người trẻ có những vấn đề đặc thù là làm nhiều việc một lúc. Để đối phó, giảm thiểu rủi ro quên, người trẻ cần sắp xếp công việc và làm theo thứ tự. Khi hay quên nhiều, nên lọc danh sách công việc trong ngày. "Bản thân tôi hay người nhà cũng phải lên danh sách công việc cho ngày mai ghi trên điện thoại hoặc sổ tay" - nữ bác sĩ chia sẻ.

Phụ nữ hay sử dụng túi xách lớn, để rất nhiều đồ rồi mất thời gian đi tìm. Lời khuyên của bác sĩ là nên dùng túi nhỏ hơn. Khi trở về nhà, bỏ các đồ dùng hay quên như chìa khoá, điện thoại... vào một chiếc hộp ở vị trí dễ nhìn. Ngoài ra, nên tập thói quen để cố định đồ ở một vị trí.

Đừng xem nhẹ dấu hiệu này, nó có thể cảnh báo bạn đang mắc ung thưĐừng xem nhẹ dấu hiệu này, nó có thể cảnh báo bạn đang mắc ung thư

Bệnh viện Bạch Mai vừa thông tin về một trường hợp ung thư giai đoạn di căn được điều trị kết hợp sử dụng kháng thể đơn dòng và hóa trị. Người phụ nữ phát hiện bất thường của cơ thể sau qua triệu chứng đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 26 phút trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top