Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các bước tầm soát loại bệnh ung thư MC Quỳnh Chi vừa đột ngột phát hiện

Thứ hai, 21:21 12/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đây là loại ung thư phổ biến hàng thứ 10 ở Việt Nam, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.

Mới đây, thông tin MC Quỳnh Chi phát hiện ung thư tuyến giáp khiến nhiều người hâm mộ quan tâm, lo lắng. Cô cho biết sau những biến cố cuộc sống, cô tạo cho mình thói quen cẩn trọng, thường đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Và trong lần khám gần nhất, cô phát hiện ra bệnh giai đoạn đầu.

PGS.TS Ngô Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ đầu cổ thuộc Bệnh viện - cho biết, những năm gần đây số lượng người bệnh đến khám tuyến giáp tại Bệnh viện K ngày càng tăng.

Đây là ung thư tuyến nội tiết chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 92-95%, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.

Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 10 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.471 ca mắc mới (với khoảng hơn 500 ca tử vong) nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.

Độ tuổi mắc ung thư tuyến giáp trung bình ở nam giới là 54 và nữ giới là 49. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi ngày càng nhiều.

Vì sao nhiều người mắc ung thư tuyến giáp?

Ngoài yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung, theo PGS Tùng có 2 nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư tuyến giáp được phát hiện.

Thứ nhất, do nhận thức, ý thức của người dân đã cao hơn. Nhiều người khi tình cờ đi khám, khám định kỳ, cảm thấy có những triệu chứng nhỏ như nuốt khó hay cũng đi khám rồi phát hiện bệnh.

Thứ hai, các phương tiện siêu âm, chẩn đoán hiện triển khai ở Bệnh viện K và các phòng khám về tuyến giáp có hiệu quả cao.

Sàng lọc, tầm soát bằng cách nào?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, vì thế bước đầu tiên trong khám sàng lọc, tầm soát, bệnh nhân phải kiểm tra xem tuyến nội tiết đó có bị ảnh hưởng gì không, có bị rối loạn không, bằng xét nghiệm máu - một xét nghiệm chức năng rất đơn giản.

Sau đó, bác sỹ sẽ siêu âm tuyến giáp để xem kích thước có bình thường hay không (ví dụ như có u không). U tuyến giáp có 2 loại, đó là u đặc và u nang. Tuyến giáp có 2 thùy và eo, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ siêu âm rất kỹ cả 2 thùy và nang giáp để miêu tả cho người bệnh.

Nếu bác sĩ khám xong cho chỉ định làm siêu âm, rồi sau đó trả lời là một nang lành tính hoặc là một nhân giáp nhưng không nghĩ đến ác tính thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, kết quả siêu âm cho thấy có Tirad 3, 4 hay 5, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm một xét nghiệm nữa, là chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhỏ, chọc vào khối u.

Nếu là u nhỏ, bác sĩ phải dùng siêu âm để hướng dẫn chiều đi của kim, sao cho chính xác vào vùng nghi ngờ nhất, lấy được tế bào. Từ đây, bác sĩ sẽ đánh giá theo tiêu chuẩn để xác định tế bào đó có phải ung thư hay không.

Các bước tầm soát loại bệnh ung thư MC Quỳnh Chi vừa đột ngột phát hiện - Ảnh 2.

Khám tuyến giáp cho bệnh nhân tại Bệnh viện K.


Một số dấu hiệu của bệnh: Khối u ở cổ; Bị khàn giọng; Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt; Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Triệu chứng muộn hơn có thể là: Khối u to, rắn, cố định trước cổ; Khàn tiếng, có thể khó thở; Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép; Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu; Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.

PGS.TS Ngô Thanh Tùng cho biết nếu nhận thấy những bất thường của cơ thể khi xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Các chuyên gia Bệnh viện K vẫn khuyến cáo với những người chưa có dấu hiệu của bệnh vẫn nên đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp 1 lần/năm.

Đối với những bệnh nhân đã có tiền sử đi khám phát hiện có khối u ở tuyến giáp, tùy theo mức độ nguy cơ để bác sĩ trực tiếp khám sẽ đưa ra khuyến cáo bệnh nhân nên khám định kỳ 3 tháng hay 6 tháng hay lâu hơn.

Rượu bia và thuốc lá là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp.

Khi bạn sờ thấy hoặc nhìn thấy có khối xuất hiện vùng cổ hoặc có triệu chứng khàn tiếng, nuốt khó, nuốt vướng thì phải tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 19 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top