Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự kiện gần 50 năm về trước đã tiên đoán Hillary Clinton sẽ trở thành nữ Tổng thống của Mỹ như thế nào?

Thứ năm, 11:06 03/11/2016 | Bốn phương

Vào năm 2016, ý niệm về “Tổng thống Hillary” khiến nhiều người cảm thấy hào hứng, nhưng cũng đem lại sự sợ hãi cho không ít người. Đối với một nhóm sinh viên Wellesley khóa 68 và 69, chuyện đó không có gì quá xa lạ.

Tiếp theo bài viết "Góc khuất ít người biết về Donald Trump - Người đàn ông cô độc nhất thế gian", PV xin gửi tới độc giả bài viết "Sự kiện gần 50 năm về trước đã tiên đoán Hillary Clinton sẽ trở thành nữ Tổng thống của Mỹ như thế nào?", khắc họa về cuộc đời sinh viên sôi nổi của nữ ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Rodham Clinton. Những năm tháng đó là minh chứng sớm cho bản năng chính trị và tham vọng mạnh mẽ trong tính cách căn bản của bà. Gần 1 nửa thập kỷ sau đó, những kinh nghiệm lãnh đạo thời sinh viên đã giúp cho Hillary Clinton vươn lên trở thành một trong những chính trị gia đáng trọng nhất, đồng thời nhiều khả năng mở rộng cánh cửa đưa bà đi vào lịch sử với tư cách là nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Bài viết "Sự kiện gần 50 năm về trước đã tiên đoán Hillary Clinton sẽ trở thành nữ Tổng thống của Mỹ như thế nào?" được dựa trên bài viết "The First Time Hillary Clinton Was President" của tác giả Michael Kruse, đăng tải trên tạp chí chính trị Politico vào ngày 26/8/2016 vừa qua. Vntinnhanh xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.


Sự kiện gần 50 năm về trước đã tiên đoán Hillary Clinton sẽ trở thành nữ Tổng thống của Mỹ như thế nào?

Sự kiện gần 50 năm về trước đã tiên đoán Hillary Clinton sẽ trở thành nữ Tổng thống của Mỹ như thế nào?"

Năm 1968, nước Mỹ phải trải qua một mùa hè bạo lực, biến động chưa từng thấy. Các sinh viên xung đột với cảnh sát đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, cổ vũ cho quyền bình đẳng giữa các sắc tộc và lên tiếng cho quyền lợi của phụ nữ. Khi ấy, chủ tịch hội sinh viên trường Đại học Wellesley đã có bài phát biểu trước những sinh viên năm nhất, chia sẻ với họ những giá trị của đối thoại và các ủy ban.

“Tại một số trường học, sự thay đổi diễn ra thông qua các hình thức phi bạo lực, thậm chí bạo lực,” Hillary Rodham, 21 tuổi, đứng trước 400 sinh viên năm nhất của trường đại học nữ sinh hàng đầu nước Mỹ. “Mặc dù chúng ta có những cách phản kháng riêng, sự thay đổi ở đây là sản phẩm của một quá trình thảo luận nhằm đưa ra quyết định cuối cùng.” Cô ấy đã dành cả một mùa hè ở Washington, thực tập ở Tòa nhà Quốc hội. Tại thời điểm lịch sử này, khi làn sóng chống chính phủ đang dâng cao khắp cả nước, Hillary lại khuyên các đàn em của mình hãy tin tưởng vào chế độ.

Vào năm 2016, ý niệm về “Tổng thống Hillary” khiến nhiều người cảm thấy hào hứng, nhưng cũng đem lại sự sợ hãi cho không ít người. Đối với một nhóm sinh viên Wellesley khóa 68 và 69, chuyện đó không có gì quá xa lạ. Trong khi chức vụ chủ tịch hội sinh viên có quá nhiều điểm tương đồng với công việc tổng thống mà bà đang phải nỗ lực đua tranh, những gì Hillary đã làm trong thời gian còn ngồi trên giảng đường đại học đã phần nào tiên đoán được những phẩm chất chính trị mà người phụ nữ này sẽ thể hiện trong tương lai.

Hillary đã từng gọi 4 năm theo học tại ngôi trường nằm ở khu vực ngoại ô Boston này là “kỷ niệm hồ hởi nhất và thiết thực nhất trong cuộc đời tôi”. Bước ngoặt lớn nhất trong 4 năm theo học ở trường đại học chính là sự chuyển đổi khuynh hướng chính trị, từ cánh hữu sang cánh tả. Hơn thế nữa, Hillary không chỉ là lãnh đạo hội sinh viên, mà còn đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống chính trị của trường. Trong khoảng thời gian biến động của đất nước, cô là người trung gian nổi bật nhất, giúp kết nối các sinh viên có tư tưởng ngày một cực đoan với ban giám hiệu còn đang e ngại với các cải cách. “Hillary sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng,”Connie Hoenk Shapiro, người bạn cùng lớp với cô, kể lại.


Hillary Rodham trong một phiên họp của hội sinh viên trường Wellesley (ảnh: Wellesley College Archives)

Hillary Rodham trong một phiên họp của hội sinh viên trường Wellesley (ảnh: Wellesley College Archives)

Các tài liệu lưu trữ, cũng như những văn bản ghi lại nội dung các cuộc họp, bài báo và các ấn phẩm sinh viên, cùng với các cuộc phỏng vấn với nhiều giáo viên và sinh viên trong trường đã làm nổi bật cá tính chính trị của nữ ứng cử viên Tổng thống trong tương lai: ôn hòa, thận trọng, tuân thủ luật pháp, tiến bộ, song không hề tham quyền cố vị. Trong khi một số bạn học cảm thấy Hillary quá tẻ nhạt, thì một trong số những người đó lại cho rằng, phong cách thực dụng ấy lại rất quan trọng và hữu ích trong một môi trường đang trở nên hỗn loạn.

“Thay vì sử dụng quyền lực của mình để khiến chúng tôi khó chịu…Tôi nghĩ rằng cô ấy đã cố gắng sát cánh cùng chúng tôi,” Nancy Wanderer – một sinh viên trường Wellesley kể lại. “Cô ấy trái ngược hoàn toàn với kiểu người nổi loạn và thường xuyên nung nấu ý tưởng chống lại thế giới.”

Từ một sinh viên năm nhất tới chủ tịch hội sinh viên của trường, Hillary vẫn duy trì quan điểm dùng đối thoại, thay vì biểu tình, để giải quyết mọi vấn đề. Cô là người đề xuất ra ý tưởng, nghe thì có vẻ tầm thường nhưng lại cực kỳ hữu ích trong giải quyết các bất đồng trên quy mô lớn, đó là thuyết phục trường xóa bỏ những quy định cứng nhắc và cổ lỗ, chẳng hạn như nới lỏng lệnh giới nghiêm cho các nữ sinh trong trường, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn nhiều môn học hơn. Cô ấy cũng là người gây áp lực lên chính quyền, đòi sự công bằng cho các sinh viên da màu, tuyển dụng nhiều giáo viên đa sắc tộc, và thiết kế các khóa học phù hợp với học sinh, sinh viên da màu. Hillary làm những điều này không chỉ bằng cách lắng nghe những mối quan tâm của sinh viên trong trường, mà còn bằng mối quan hệ với các giảng viên, trưởng khoa và chủ tịch hội sinh viên, những người mà trong con mắt của hầu hết sinh viên khác trong trường, coi là khó có thể thay đổi quan điểm.

Những người bạn học của Hillary đã làm thay đổi khuynh hướng chính trị của cô. Cô bắt đầu ngả sang cánh tả, trong khi giáo viên và ban giám hiệu nhà trường khuyên cô nên theo phe bảo thủ. “Tôi nghĩ rằng cô ấy có tư tưởng trung dung hơn. Cô ấy là một trong số ít người giữ mối quan hệ tốt với cả hai phe,” Kris Olson – bạn học của Hillary, kể lại.


Hillary Rodham trong một cuộc biểu tình sinh viên vào năm 1968 (ảnh: Wellesley College Archives)

Hillary Rodham trong một cuộc biểu tình sinh viên vào năm 1968 (ảnh: Wellesley College Archives)

Năm học 68-69 kết thúc bằng một bài phát biểu khác đầy chấn động của Hillary vào ngày cuối cùng của tháng Năm. Trước toàn bộ ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh và các sinh viên, Hillary đã đáp trả lại đầy đanh thép bài phát biểu của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến tham dự buổi lễ trao bằng lần thứ 91 của trường. Bài phản biện ấy đã khiến cô vụt sáng trở thành một biểu tượng của thế hệ trẻ mới nước Mỹ, giúp cô xuất hiện trên tạp chí Life, nhưng trên tất cả, nó thể hiện sự chuyển đổi quan trọng trong tư tưởng của Hillary, khi nữ sinh chuyển sự ủng hộ của mình từ ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Barry Goldwater vào năm 1964 sang đại diện của đảng Dân chủ Eugene McCarthy trong cuộc bầu cử 4 năm sau đó.

“Tôi không thể khiến cô ấy bộc lộ suy nghĩ,” Laura Grosch – bạn học cùng trường với Rodham, tâm sự trong khi đã dành 3 tiếng đồng hồ để vẽ chân dung người bạn của mình. Grosch là sinh viên lớp trên và theo học ngành lịch sử mỹ thuật, trong khi Hillary mới chỉ chập chững bước chân vào trường đại học. Cả 2 sống cùng với nhau trong ký túc xá Davis Hall. Grosch muốn tìm người nào đó để thực hành tay nghề và Rodham đã tình nguyện trả cho cô 30 đô la để mua lại bức chân dung mà Grosch vẽ mình.

“Tôi chưa thực sự hiểu hết về con người của Hillary cho đến khi em ấy nhờ tôi vẽ tranh chân dung cho em,” Grosch trả lời trong một cuộc phỏng vấn. Suốt 3 tiếng đồng hồ, Grosch cố gắng nói chuyện một cách thoải mái nhất có thể để Rodham bộc lộ con người thật, nhưng đó thực sự là một thử thách. “Rodham nói rất nhiều về chính trị, chính trị bảo thủ,” Rosch kể lại. Mà thực ra đối với Rodham, thời gian đó cũng không có quá nhiều thứ đáng kể để cô có thể bộc bạch về bản thân.

Rodham sinh ra và lớn lên ở Park Ridge, ngoại ô thành phố Chicago, bang Illinois. Cô là một con chiên ngoan đạo, một người theo phong trào Giám Lý. Mẹ cô cổ vũ đảng Dân chủ, nhưng thường giữ im lặng về lựa chọn này. Bà thường xuyên nói với những người con của mình: “Hãy cố gắng giữ trái bóng ở trung tâm”. Cha của cô, ngược lại, lại là người nhiệt thành ủng hộ đảng Cộng hòa, từng ủng hộ Richard Nixon và Barry Goldwater trong hai cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1960 và 1964. Thậm chí, khi một nửa năm học đầu tiên tại trường đại học trôi qua, Rodham vẫn còn là một trong số những thành viên tích cực của hội Những người Cộng hòa trẻ Wellesley. Cô là một trong những nhà sáng lập diễn đàn của trường, mang tên “Tại sao lại là một người Cộng hòa?” Trả lời phỏng vấn một tờ báo sinh viên, Rodham cho biết đó là “một phương tiện của giáo dục”.

Sang năm thứ hai, Rodham có bài phát biểu trước 350 người về sự cần thiết của việc giảm tải chương trình học tập thụ động. “Nếu chúng ta cứ tiếp tục đấu tranh, có lẽ sẽ có sự thay đổi trước khi chúng ta tốt nghiệp,” cô tuyên bố. Leslie Pickering Francis, một trong những nhà tổ chức sự kiện này, muốn mời Rodham tham dự bởi nữ sinh này là một trong số những người bảo thủ có tiếng trong trường. Francis cho rằng, tiếng nói của một sinh viên như vậy sẽ có tác động lớn lên ban giám hiệu nhà trường. “Cô ấy không thỏa hiệp,” Ann Rosewater, một diễn giả khác trong sự kiện, nhớ lại.


Hillary Rodham phát biểu trong lễ trao bằng tại Đại học Wellesley năm 1969 (ảnh: Wellesley College Archives).

Hillary Rodham phát biểu trong lễ trao bằng tại Đại học Wellesley năm 1969 (ảnh: Wellesley College Archives).

Thế nhưng, bước ngoặt lại đến từ năm cuối cùng trong cuộc đời sinh viên của Rodham. Mùa thu năm đó, cô theo học một khóa học có tên Cộng đồng đô thị. Môn học này khá bất thường ở Wellesley, không chỉ bởi nó thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học, mà còn bởi nội dung của nó. Steve London, một trong những người giảng dạy bộ môn, cho rằng, môn học này có học phần về “khủng hoảng đô thị”, song lại đề cập quá ít đến vấn đề quan hệ giữa các sắc tộc. “Lớp học này là tập hợp các cô gái trẻ đang khao khát kiến thức về những gì đang xảy ra đối với đất nước trong thời điểm đó,” London cho biết.

“Tôi có thể nhớ mình đã từng ngồi với cô ấy và xem hình ảnh về những chiếc túi đựng xác được đưa lên máy bay trở về nước từ Việt Nam trên TV,” Shapiro, một người bạn cùng lớp với Rodham, chia sẻ.

Rodham ngày càng có thiên hướng phản chiến, và điều này đã đặt cô vào tình thế đối nghịch với cha mình. Cô vẫn tự nhận mình là một người trung hữu, nhưng bắt đầu cảm thấy giằng xé với những biến đổi chính trị đang dần hình thành trong tư tưởng của mình.

Khi các cuộc biểu tình của phong trào sinh viên phản chiến nổ ra trên khắp nước Mỹ, Rodham không tham gia, nhưng cô rất hăng hái muốn biết về những chuyện đã xảy ra. “Cô ấy rất tò mò và quan tâm về những gì đã xảy ra, Kris Olson – một người bạn cùng lớp, cho biết. “Và tôi nghĩ rằng cô ấy đang cố tìm ra cách để kết hợp những ý tưởng thay đổi Wellesley – nhưng theo một cách nào đó phù hợp hơn.”

Năm học cuối cùng, Rodham trở thành chủ tịch hội sinh viên. Tháng 4/1968, vụ ám sát mục sư Martin Luther King đã trở thành mồi lửa thổi bùng lên phong trào biểu tình chống chính quyền của sinh viên. Một số sinh viên da màu trong trường Wellesley đã thành lập một nhóm nhân quyền có tên Ethos và đe dọa sẽ tuyệt thực nếu ban giám hiệu không đồng ý nhận thêm các sinh viên và giáo viên da màu. Tất cả họ đều coi Rodham như một người bạn thân thiết.

“Hillary luôn ủng hộ các sinh viên Mỹ gốc Phi,” Karen Williamson – một trong những thành viên tích cực nhất của Ethos, kể lại. “Tôi biết cô ấy là người ký những tờ kiến nghị. “Điều này đã thu hút sự tham gia của nhiều người khác, kể cả những người đã từng nghĩ chúng tôi mất trí,” Olson cho biết. Quá trình vận động của Rodham đã mang lại kết quả khi ban giám hiệu đồng ý nhượng bộ các yêu cầu của Ethos.

Trong cuộc họp toàn trường trên cương vị chủ tịch hội sinh viên vào tháng 9/1968, Rodham công bố “thành lập một ủy ban gồm các giảng viên và học sinh nhằm xem xét các đề xuất và kiến nghị giải pháp đối với các vấn đề trong dạy và học”. Ủy ban này được xem như động lực sáng tạo nhằm trao quyền quyết định cho các sinh viên nhiều hơn. Về sau này, bà nhấn mạnh rằng đây không phải là một công cụ đại diện cho các yêu sách của sinh viên.

Rodham nổi bật lên là một người “có tài hòa giải mọi xung đột chính kiến”, theo đánh giá của giáo sư môn Xã hội học Janet Z. Giele.

Theo Vntinnhanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 9 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 13 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top