Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ

Thứ sáu, 09:05 21/05/2021 | Bốn phương

Không chỉ phản ánh độ tàn phá khủng khiếp của Covid-19, hình ảnh những tử thi trên sông Hằng còn cho thấy một xã hội Ấn Độ với những bất công dai dẳng.

Trước khi Covid-19 xuất hiện, sông Hằng từng có một lần "ngập tử thi".

Vào năm 1918, khi đại dịch cúm tràn qua Ấn Độ và giết chết khoảng 18 triệu người, nước của con sông này đầy mùi tử thi phân hủy.

Cảnh tượng rợn người này đang quay trở lại vì một đại dịch.

Số ca tử vong chính thức ở Ấn Độ được công bố khoảng hơn 250.000 người, nhưng các chuyên gia cho rằng con số thực sự cao hơn gấp 5 lần, theo Guardian.

Những thi thể này bắt đầu trôi dạt vào bờ con sông linh thiêng, trở thành biểu tượng đầy ám ảnh cho những ca tử vong vì Covid-19 chưa được thống kê.

Theo Economist, những hình ảnh này cũng vén màn bức tranh xã hội Ấn Độ với những người nghèo đang oằn mình chống chọi với đại dịch và mưu sinh.

Người nhà và người thân khiêng thi thể người chết vì Covid-19 đi chôn cất bên bờ sông Hằng. Ảnh: Shutterstock.

Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 2.
Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 3.

Người nhà và người thân khiêng thi thể người chết vì Covid-19 đi chôn cất bên bờ sông Hằng. Ảnh: Shutterstock.

Không ai bán củi cho để hỏa thiêu người thân

Hôm 19/5, Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục mới về số ca tử vong trong ngày do Covid-19: 4.529 người. Đây là số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao hơn bất kỳ quốc gia nào từ trước tới nay, vượt qua kỷ lục trước đó ở Mỹ với 4.475 ca tử vong trong một ngày. Tới nay, Ấn Độ đã ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc và 275.000 trường hợp tử vong vì Covid-19.

Tuy nhiên, không có thống kê chính thức nào về số thi thể được phát hiện trong hai tuần qua hở đoạn sông Hằng chảy qua các bang nông thôn nghèo Uttar Pradesh và Bihar, hoặc được chôn trong những ngôi mộ cát nông dọc theo bờ sông ở Uttar Pradesh.

Qua thống kê, người dân địa phương và các nhà báo ở đây đưa ra con số hơn 2.000 thi thể.

Tại ngôi làng Gahmar thuộc Uttar Pradesh, Raju Chaudhry, 15 tuổi, người làm việc trên tàu đánh cá, cho biết gần đây anh nhìn thấy "khoảng 50 thi thể bị cuốn trôi mỗi ngày, trong nhiều ngày".

Không có cách nào để biết liệu những người này có mắc Covid-19 hay không, dù giới chức trách Ấn Độ đã thừa nhận một số thi thể là người tử vong vì đại dịch.

Theo con số chính thức được chính quyền công bố, tỷ lệ tử vong và lây nhiễm Covid-19 ở làng Gahmar thấp. Nhưng Bhupendra Upadhyay, một linh mục ở đây, cho biết rất nhiều người đã chết trong vài tuần qua.

Bình đất treo trên thân cây đa bên sông Hằng ở làng Gahmar, mỗi chiếc tượng trưng cho một người vừa mới chết. Ảnh: Guardian.

Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 4.
Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 5.

Bình đất treo trên thân cây đa bên sông Hằng ở làng Gahmar, mỗi chiếc tượng trưng cho một người vừa mới chết. Ảnh: Guardian.

"Tôi nhìn thấy 30 đến 35 thi thể được đưa xuống sông gần đây và bị dìm ở đây. Nhiều người thả xác chết xuống sông vì họ gặp khó khăn khi thu xếp hỏa táng, do có quá nhiều người chết", ông nói.

Upadhyay chỉ vào thân cây đa nơi ông đang ngồi. Trên thân cây, hàng chục chiếc niêu đất được buộc lên. "Mỗi chiếc bình đó tượng trưng cho một người đã qua đời. Hãy xem có bao nhiêu chiếc, chỉ từ 10 ngày qua thôi đấy", ông nói.

Trong trường hợp của Shambhu Nath, gia đình anh không gặp khó khăn gì trong việc hỏa táng, vì có dân làng giúp đỡ và tham dự tang lễ. Nhưng sau khi người anh thứ hai trong gia đình qua đời vì Covid-19, họ thấy mình bị hàng xóm ruồng bỏ.

"Khi cố gắng mua củi để hỏa táng, chúng tôi bị xua đuổi. Không ai trong làng có thể giúp chúng tôi hỏa táng vì họ nghi ngờ chúng tôi mắc Covid-19. Chúng tôi không lấy được gỗ và không biết làm gì khác, nên đành phải dìm thi thể anh ấy xuống sông. Chúng tôi đã làm điều đó vào lúc 11h sáng hôm sau, và chỉ có một gia đình thân thiết tới chia buồn cùng", anh cho biết.

Tử thi trên sông Hằng hé lộ điều gì?

Tờ Economist nhận định cuộc khủng hoảng covid-19 của Ấn Độ, với hình ảnh những tử thi trôi nổi trên sông Hằng, tiết lộ hai điều.

Một là quy mô của thảm kịch đang quét qua lãnh thổ rộng lớn của Ấn Độ.

Ở những vùng nông thôn hẻo lánh, cách xa những phòng khám của thành phố, người dân không được xét nghiệm Covid-19. Vì vậy, không có ca bệnh hoặc tử vong được ghi nhận. Con số tử vong được công bố chính thức hiện nay là một phần nhỏ so với con số thực, Economist nhận định.

Điều thứ hai mà các thi thể ở sông Hằng tiết lộ là làn sóng Covid-19 lần này đang tàn phá cuộc sống của những người nghèo, vốn đã phải chật vật mưu sinh.

Người nghèo đang mất việc làm, thiếu ăn và trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo.

Các binh sĩ Lực lượng Ứng phó Thảm họa Bang Jammu và Kashmir mang quan tài rỗng để vận chuyển thi thể của những người chết vì Covid-19 hôm 19/5. Ảnh: AP.

Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 6.
Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 7.

Các binh sĩ Lực lượng Ứng phó Thảm họa Bang Jammu và Kashmir mang quan tài rỗng để vận chuyển thi thể của những người chết vì Covid-19 hôm 19/5. Ảnh: AP.

"Mọi người vay tiền để trả tiền thuốc men, hoặc bình dưỡng khí, hoặc trả thêm phí cho tài xế xe cấp cứu vì phải chở bệnh nhân Covid-19. Thế nên họ không có khả năng chi trả cho việc hỏa táng hay tang lễ", Utpal Pathak, một nhà báo địa phương, nói với Economist.

Sau khi làn sóng Covid-19 đầu tiên quét qua Ấn Độ vào năm 2020, nhiều tờ báo địa phương và viện nghiên cứu cố gắng thống kê tác động kinh tế của đại dịch đối với người nghèo.

Viện nghiên cứu Pew ước tính vào thời điểm tháng 1/2020, chỉ 4,3% người Ấn Độ kiếm được dưới 2 USD. Một năm sau, con số này đã tăng lên 9,7%, tương đương 134 triệu người.

Nghiên cứu chuyên sâu của Đại học Azim Premji ở Bangalore cho thấy rằng sau đợt phong tỏa toàn quốc năm 2020, khoảng 230 triệu người Ấn Độ trượt xuống dưới ngưỡng nghèo, được quy định dựa trên mức lương tối thiểu (khoảng 45 USD/tháng).

Các nhà nghiên cứu của đại học này cũng phát hiện ra rằng trong thời gian phong tỏa, 90% người nghèo tiêu thụ ít thức ăn hơn. Sáu tháng sau, chế độ ăn của họ vẫn chưa trở lại bình thường.

Trong năm qua, thu nhập của người lao động Ấn Độ, bao gồm 10% may mắn có công việc làm công ăn lương, đã giảm một phần ba, theo Economist.

Bị sốc trước tác động khủng khiếp của đại dịch và lệnh phong tỏa vào năm 2020, đến năm nay, chính quyền trung ương Ấn Độ để các chính quyền tiểu bang và địa phương tự áp đặt lệnh phong tỏa dựa trên tình hình thực tế.

"Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa bế tắc hoàn toàn, quy mô của đợt bùng phát này vẫn khiến nhiều gia đình phải chịu thiệt hại nặng nề", Economist viết.

Một công nhân giúp hỏa táng thi thể bên bờ sông Hằng. Ảnh: Getty.

Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 8.
Những tử thi trên sông Hằng hé lộ góc khuất xã hội Ấn Độ - Ảnh 9.

Một công nhân giúp hỏa táng thi thể bên bờ sông Hằng. Ảnh: Getty.

Đối với nhiều người, cú sốc lớn nhất là mất đi những người trụ cột trong gia đình.

Công ty đường sắt Ấn Độ vốn có 1,2 triệu lao động, nhưng Covid-19 khiến 1.952 nhân viên ở đây tử vong. Vào tháng 4, bang Uttar Pradesh điều động 1,2 triệu công chức làm việc cho cuộc bầu cử địa phương và kiểm phiếu.

Báo cáo của Economist cho biết cuộc bầu cử này là nguyên nhân bùng phát quy mô lớn. Theo ước tính, khoảng 2.000 công chức nói trên đã tử vong sau đó, bao gồm 800 giáo viên.

Mỗi một người tử vong trong số đó khiến gia đình họ phải trải qua hàng tuần đau thương và chi phí điều trị đắt đỏ. Chưa kể mỗi người tử vong có thể đã lây nhiễm và khiến 20 người khác bị bệnh nặng.

"Trong một năm bình thường, cứ 20 gia đình thì có một gia đình bị đẩy vào cảnh nghèo đói do chi phí y tế đắt đỏ. Những gì xảy ra trong hai tháng qua là điều dễ hiểu. Hàng triệu gia đình Ấn Độ tuyệt vọng đã buộc phải bán vàng, cầm đồ hoặc vay nặng lãi", Economist viết.

Trong cảnh túng quẫn, người dân dễ bị rơi vào nhiều loại bẫy lừa đảo, như nhân viên y tế đòi hối lộ để đảm bảo nhập viện, mua phải thuốc giả, hay thậm chí ở một số bang, những kẻ lừa đảo đã sơn lên bình chữa cháy để bán làm bình oxy.

Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan, người từng quảng bá "phương pháp chữa trị" Covid-19 bằng thảo dược, tuần trước khuyên người Ấn Độ ăn thêm chocolate đen với "hơn 70% ca cao" để đánh bại căng thẳng vì đại dịch.

Theo Zingnews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Theo dõi người đàn ông thất nghiệp liên tục chuyển trọ, cảnh sát đột nhập thì phát hiện lượng lớn giấy trắng và nước tương: Hành vi làm tiền giả tinh vi bị vạch trần

Theo dõi người đàn ông thất nghiệp liên tục chuyển trọ, cảnh sát đột nhập thì phát hiện lượng lớn giấy trắng và nước tương: Hành vi làm tiền giả tinh vi bị vạch trần

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Những tờ tiền giả được người đàn ông thất nghiệp này làm ra từ những tờ giấy trắng và nước tương mua ở siêu thị.

Vùng đất đẹp như tranh vẽ trở thành điểm du lịch hot nhất Trung Quốc dịp hè này nhờ phim chữa lành "Altay của tôi"

Vùng đất đẹp như tranh vẽ trở thành điểm du lịch hot nhất Trung Quốc dịp hè này nhờ phim chữa lành "Altay của tôi"

Bốn phương - 6 giờ trước

Nhờ có sức nóng của phim "Altay của tôi", Altay, hay còn gọi là A Lặc Thái, ở Tân Cương (Trung Quốc) đã và đang trở thành điểm đến du lịch cực "hot" trong mùa hè này.

Máy bay rung lắc kinh hoàng vì bão lớn: Hành khách viết thư từ biệt người thân trong 'cuộc chạm trán với tử thần'

Máy bay rung lắc kinh hoàng vì bão lớn: Hành khách viết thư từ biệt người thân trong 'cuộc chạm trán với tử thần'

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Sự cố liên quan đến chuyến bay của Cathay Pacific đã khiến toàn bộ hành khách trên chuyến bay vô cùng hoảng sợ.

Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Tiêu điểm - 19 giờ trước

Siêu công trình này của Singapore dự kiến hoàn tất 100% vào năm 2040 và mọi thứ ở đây đều tự động hoàn toàn.

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ

Bốn phương - 1 ngày trước

Tàn tích của một lâu đài được xây dựng vào đầu thời Trung Cổ, sau đó mất tích hàng thế kỷ, đã được tìm thấy ở TP Gloucester - Anh.

Cậu bé ngồi trong tiệm vàng có hành động khó tin, khiến nhiều người xem xong "há hốc": "Quá chịu chơi rồi!"

Cậu bé ngồi trong tiệm vàng có hành động khó tin, khiến nhiều người xem xong "há hốc": "Quá chịu chơi rồi!"

Bốn phương - 1 ngày trước

Đoạn video ghi lại hình ảnh cậu bé tại tiệm vàng đã thu hút được hơn 3 triệu lượt xem trên TikTok.

Lý do Meghan luôn chọn những chiếc váy và mẫu quần dài quét đất che kín chân dù khá bất tiện

Lý do Meghan luôn chọn những chiếc váy và mẫu quần dài quét đất che kín chân dù khá bất tiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Qua nhiều năm, người hâm mộ hoàng gia nhận ra Meghan rất chuộng những mẫu quần và váy dài quét đất dù chúng có vẻ khá luộm thuộm và khó di chuyển.

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Tổng số nhà trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, mặc dù con số thực tế có thể còn cao hơn.

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Thường đeo kính râm, thích bay đêm... là những bí mật về nghề phi công mà ít người biết.

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Bốn phương - 1 ngày trước

Một vụ tai nạn vừa xảy ra tại Thái Lan khiến nhiều người bình luận rằng: "Thật may mà thần chết đã ngủ quên".

Top