Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hình ảnh lay động trái tim nhất năm 2015

Thứ bảy, 14:18 12/12/2015 | Bốn phương

Ông bố Syria bế con gái trên vai và bán bút giữa đường phố Lebanon; cảnh đoàn tụ giữa công dân hai miền Triều Tiên sau nhiều năm xa cách là những hình ảnh lay động lòng người.


Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria mím chặt môi và giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi xuất hiện trên Internet ngày 31/3, bức ảnh thu hút sự chú ý của toàn thế giới với hơn 11.000 lượt chia sẻ trên Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác. Bức ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên. Ảnh: Daily Mail

Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria mím chặt môi và giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi xuất hiện trên Internet ngày 31/3, bức ảnh thu hút sự chú ý của toàn thế giới với hơn 11.000 lượt chia sẻ trên Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác. Bức ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên. Ảnh: Daily Mail

Cảnh sát Macedonia bế một bé trai di cư khi đoàn người chạy trốn bạo lực, đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi cố gắng xâm phạm lãnh thổ từ bên kia biên giới với Hy Lạp hôm 2/9. Đoàn người nhập cư muốn vượt qua Macedonia để tới các nước giàu có ở phía Tây châu Âu. Ảnh: Reuters
Cảnh sát Macedonia bế một bé trai di cư khi đoàn người chạy trốn bạo lực, đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi cố gắng xâm phạm lãnh thổ từ bên kia biên giới với Hy Lạp hôm 2/9. Đoàn người nhập cư muốn vượt qua Macedonia để tới các nước giàu có ở phía Tây châu Âu. Ảnh: Reuters
Thi thể Alan Kurdi, bé trai Syria 3 tuổi, dạt vào bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thuyền chở người tị nạn dạt vào bờ ngày 2/9. Thuyền chở gia đình bé Aylan cùng những người khác gặp nạn khi đang trên đường tới đảo Kos, Hy Lạp. 14 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích trong tai nạn. Bức ảnh gây chấn động thế giới và khắc họa rõ nét nhất về thảm cảnh của người tị nạn. Ảnh: AP
Thi thể Alan Kurdi, bé trai Syria 3 tuổi, dạt vào bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thuyền chở người tị nạn dạt vào bờ ngày 2/9. Thuyền chở gia đình bé Aylan cùng những người khác gặp nạn khi đang trên đường tới đảo Kos, Hy Lạp. 14 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích trong tai nạn. Bức ảnh gây chấn động thế giới và khắc họa rõ nét nhất về thảm cảnh của người tị nạn. Ảnh: AP
Một người đàn ông bế con trên vai khi anh cùng đoàn người di cư vượt qua hàng rào cảnh sát tại trạm Tovarnik để lên tàu tới thủ đô Zagreb của Croatia ngày 17/9. Người nhập từ Serbia tràn vào Croatia hai ngày sau khi Hungary đóng cửa biên giới. Khủng hoảng nhập cư khiến Liên minh châu Âu bất đồng về cách thức xử lý. Ảnh: Getty
Một người đàn ông bế con trên vai khi anh cùng đoàn người di cư vượt qua hàng rào cảnh sát tại trạm Tovarnik để lên tàu tới thủ đô Zagreb của Croatia ngày 17/9. Người nhập từ Serbia tràn vào Croatia hai ngày sau khi Hungary đóng cửa biên giới. Khủng hoảng nhập cư khiến Liên minh châu Âu bất đồng về cách thức xử lý. Ảnh: Getty
Cuối tháng 8, bức ảnh chụp ông bố Syria bế con gái trên vai và bán bút giữa đường phố Lebanon thu hút sự chú ý của hàng nghìn người. “Bức ảnh vô cùng xúc động. Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, nhà hoạt động Gissur Simonarson tới từ thành phố Oslo (Na Uy) - người chia sẻ bức hình lên Twitter - nói. Ảnh: Twitter/RT
Cuối tháng 8, bức ảnh chụp ông bố Syria bế con gái trên vai và bán bút giữa đường phố Lebanon thu hút sự chú ý của hàng nghìn người. “Bức ảnh vô cùng xúc động. Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, nhà hoạt động Gissur Simonarson tới từ thành phố Oslo (Na Uy) - người chia sẻ bức hình lên Twitter - nói. Ảnh: Twitter/RT
Người dân khóc khi hai thanh niên kéo ông ra khỏi ngôi nhà đổ nát tại Bhaktapur, Nepal sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4. Thảm họa khiến 8.000 người chết và 16.000 người khác bị thương. Trận động đất cũng gây ra lở tuyết trên núi Everest làm 14 người thiệt mạng. Ảnh: AP
Người dân khóc khi hai thanh niên kéo ông ra khỏi ngôi nhà đổ nát tại Bhaktapur, Nepal sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4. Thảm họa khiến 8.000 người chết và 16.000 người khác bị thương. Trận động đất cũng gây ra lở tuyết trên núi Everest làm 14 người thiệt mạng. Ảnh: AP
Suresh Parihar hôn con gái 8 tháng tuổi Sandhaya khi anh điều trị vết thương tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu của Nepal sau trận động đất. Bức ảnh khiến người xem suy ngẫm về ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với nạn nhân trong thảm kịch là rất mong manh. Ảnh: AFP
Suresh Parihar hôn con gái 8 tháng tuổi Sandhaya khi anh điều trị vết thương tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu của Nepal sau trận động đất. Bức ảnh khiến người xem suy ngẫm về ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với nạn nhân trong thảm kịch là rất mong manh. Ảnh: AFP
Một phụ nữ ôm nấm mồ em trai ở nghĩa trang quốc gia Liberia hôm 11/3. Nơi đây được xây dựng để chôn cất những người thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola. Ảnh: CNN
Một phụ nữ ôm nấm mồ em trai ở nghĩa trang quốc gia Liberia hôm 11/3. Nơi đây được xây dựng để chôn cất những người thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola. Ảnh: CNN
Hình ảnh bé gái Darina Gromova, 10 tháng tuổi, nhìn chăm chú các máy bay đỗ ở phi trường Nga trước khi lên chuyến bay tới Ai Cập trở thành biểu tượng đau lòng trong vụ tai nạn khiến 224 người chết. Phi cơ A321-200 của hãng Kogalymavia (Nga) bị chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Ai Cập bắn hạ khi bay qua không phận bán đảo Sinai. Vụ việc khiến toàn bộ 224 người trên máy bay tử nạn. Đây được cho là thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất của Nga. Ảnh: RT
Hình ảnh bé gái Darina Gromova, 10 tháng tuổi, nhìn chăm chú các máy bay đỗ ở phi trường Nga trước khi lên chuyến bay tới Ai Cập trở thành biểu tượng đau lòng trong vụ tai nạn khiến 224 người chết. Phi cơ A321-200 của hãng Kogalymavia (Nga) bị chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Ai Cập bắn hạ khi bay qua không phận bán đảo Sinai. Vụ việc khiến toàn bộ 224 người trên máy bay tử nạn. Đây được cho là thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất của Nga. Ảnh: RT
Tuyết phủ trắng tang lễ trung tá phi công Oleg Peshkov, người thiệt mạng khi nhảy dù khỏi chiếc Su-24 của Không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24/11. Lễ tang phi công Peshkov diễn ra tại quê nhà Lipetsk theo nguyện vọng của gia đình. Ông được phong tặng Huân chương Anh hùng cao quý nhất của nước Nga. Ảnh: Reuters
Tuyết phủ trắng tang lễ trung tá phi công Oleg Peshkov, người thiệt mạng khi nhảy dù khỏi chiếc Su-24 của Không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24/11. Lễ tang phi công Peshkov diễn ra tại quê nhà Lipetsk theo nguyện vọng của gia đình. Ông được phong tặng Huân chương Anh hùng cao quý nhất của nước Nga. Ảnh: Reuters
Bà Lee Jin Goo, công dân Hàn Quốc, không kìm được nước mắt bởi sau rất nhiều năm mới gặp anh trai Lee Yong Goo đang sống ở Triều Tiên. Họ gặp nhau trong cuộc đoàn tụ hiếm hoi giữa hai miền Triều Tiên ngày 20/10. Ảnh: AP
Bà Lee Jin Goo, công dân Hàn Quốc, không kìm được nước mắt bởi sau rất nhiều năm mới gặp anh trai Lee Yong Goo đang sống ở Triều Tiên. Họ gặp nhau trong cuộc đoàn tụ hiếm hoi giữa hai miền Triều Tiên ngày 20/10. Ảnh: AP
Cụ bà Jeanette Toczko, 96 tuổi, và cụ ông Alexander Toczko, 95 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, ôm nhau qua đời sau 75 năm chung sống. Hai người mất cách nhau vài giờ hôm 17/6. Bức ảnh cuối cùng của hai ông bà do con cháu chụp khiến hàng triệu người xem nghẹn ngào. Ảnh: KGTV
Cụ bà Jeanette Toczko, 96 tuổi, và cụ ông Alexander Toczko, 95 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, ôm nhau qua đời sau 75 năm chung sống. Hai người mất cách nhau vài giờ hôm 17/6. Bức ảnh cuối cùng của hai ông bà do con cháu chụp khiến hàng triệu người xem nghẹn ngào. Ảnh: KGTV

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 10 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 22 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top