Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô bé bị bố đánh đập và trói trên ghế suốt 13 năm đến nỗi mất khả năng ngôn ngữ, không thể đi lại bình thường

Thứ hai, 09:07 23/04/2018 | Bốn phương

Người ta thường bảo "hổ dữ không ăn thịt con" thế nhưng ông bố người Mỹ này lại hành hạ, tra tấn và đối xử với con ruột mình vô cùng tàn nhẫn.

Một cô bé có tên Genie Wiley đã rơi vào trường hợp như thế, và khi câu chuyện về bé gái này được đưa ra ánh sáng, người ta không khỏi xót xa cho những gì cô bé tội nghiệp từng chịu đựng, cũng như hậu quả nó gây ra cho cả cuộc đời về sau này của em. Vụ án của Genie được cho là một trong những trường hợp bạo hành trẻ nhỏ rúng động nhất trong lịch sử.

Genie Wiley
Genie Wiley

13 năm tuổi thơ bị trói trên ghế

Câu chuyện của Genie chỉ được Thế Giới biết đến vào ngày 4/11/1970, khi nhân viên xã hội vô tình phát hiện ra vụ việc.

Được biết, bố của Genie, Clark Wiley, là một kẻ đặc biệt nhạy cảm với âm thanh, đồng thời cũng không thích trẻ con. Thế nhưng ngược đời thay, ông ta và vợ của mình lại sinh rất nhiều con, mà phần lớn trong số chúng đều đã chết vì không được chăm sóc. Genie là một trong số ít những đứa trẻ sống sót.

Vậy nhưng có lẽ em đã phải sống trong một cuộc đời mà sống còn không bằng chết. Ngay từ khi mới sinh ra, người bố độc ác của Genie đã tự nhận định rằng em là một đứa trẻ thiểu năng dù không có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều đó. Ông ta trói em vào ghế và đánh em bằng chiếc gậy bóng chày nếu em phát ra bất cứ tiếng động nào.

Chiếc ghế mà cô bé Genie bị trói suốt 13 năm
Chiếc ghế mà cô bé Genie bị trói suốt 13 năm

Khi Cục bảo vệ quyền trẻ em tham gia vào vụ việc, người ta phát hiện ra rằng mặc dù đã 13 tuổi, nhưng cơ chế hành vi của Genie chỉ ngang một đứa trẻ sơ sinh. Em không biết gì về Thế giới xung quanh và cũng gần như không có khả năng ngôn ngữ. Genie chỉ nói được khoảng 20 từ, trong đó có các từ như: mẹ, nước cam, đi, đừng, dừng lại...

Cô bé tội nghiệp chỉ nặng vỏn vẹn 26 kg - mức cân thường gặp ở trẻ lên 7. Do bị trói qua lâu, em có dáng đi kỳ dị, còn đôi bàn tay thì lúc nào cũng buông thõng và khum khum.

Dáng đi kỳ dị do bị trói quá lâu của Genie
Dáng đi kỳ dị do bị trói quá lâu của Genie

Mẹ của Genie là một người đàn bà lớn tuổi với đôi mắt gần như mù lòa. Khi được tra hỏi, bà khai rằng vì đôi mắt không nhìn rõ mà bà không thể ngăn cản việc làm của chồng, đồng thời cho biết chính mình cũng là nạn nhân của sự bạo hành và đổ mọi tội lỗi cho người chồng độc ác.

Ngay sau khi chính quyền phát hiện vụ việc, Clark Wiley được xác nhận đã tự sát tại nhà riêng. Được biết, hắn ta đã để lại một mẩu giấy trước khi chết với nội dung: "Thế giới sẽ không bao giờ hiểu được".

Người bố độc ác của Genie đã tự sát không lâu sau khi sự việc bị phát hiện
Người bố độc ác của Genie đã tự sát không lâu sau khi sự việc bị phát hiện

Quãng thời gian tìm lại tiếng nói và hòa nhập cuộc sống

Sau khi được giải cứu, vụ việc của Genie được biết đến rộng rãi và thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận cũng như cộng đồng khoa học.

Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (The National Institute of Mental Health) đã lập một quỹ để tài trợ cho việc nghiên cứu trường hợp mất khả năng ngôn ngữ của Genie cũng như giúp đỡ em tái hòa nhập cuộc sống.

Em dần dần học được những thứ cơ bản nhất như tự mặc quần áo và đi vệ sinh. Vài tháng sau, Genie đã có thể tự làm và nhận biết được nhiều thứ hơn tuy nhiên khả năng ngôn ngữ của em vẫn không mấy tiến triển. Các nhà khoa học kết luận rằng, do bị cách ly với ngôn ngữ từ khi rất nhỏ, Genie đã bỏ qua giai đoạn quan trọng nhất và nhanh nhất để tiếp thu ngôn ngữ, vậy nên việc nắm bắt lại trở nên rất khó khăn.

Genie được dạy từ những thứ cơ bản nhất như đi giày hay tự mặc quần áo
Genie được dạy từ những thứ cơ bản nhất như đi giày hay tự mặc quần áo

Susan Curtiss là một trong hai nhà ngôn ngữ học được phân để giúp đỡ Genie trong giai đoạn ấy. Susan dạy em từ những từ đơn giản nhất, sau đó dần dần tìm cách ghép 2 từ vào nhau. Sau 1 năm được dạy, Susan ghi nhận lần đầu tiên Genie tự nối được 3 từ vào với nhau.

Đây là những từ được Genie sử dụng để miêu tả lại quãng thời gian còn sống với cha:

"Bố đánh tay. Gậy lớn. Genie khóc. Bố lấy gậy. Bố đánh Genie. Gậy gỗ lớn. Đánh vào mặt. Khóc. Tôi khóc"

Sau một khoảng thời gian ở tại bệnh viện, Genie được về sống tại nhà Jean Butler, một chuyên gia ngôn ngữ khác cũng đang giúp đỡ em trong việc học. Tuy nhiên, không lâu sau, đội ngũ nghiên cứu trường hợp của Genie tố cáo rằng ông Butler có hành động ngăn cản sự nghiên cứu của đội, gây khó khăn trong việc gặp gỡ và tiếp xúc với cô bé. Họ cho rằng ông Butler đang muốn độc chiếm Genie để cướp hết công trạng cũng như giành được danh tiếng.

Genie sau đó đã được phân đến nhà một bác sĩ tâm lý học có tên David Rigler, nơi cô bé tiếp tục sống đến 4 năm sau đó. Vợ của bác sĩ Rigler là người đã góp công rất lớn trong việc dạy dỗ và giúp em hòa nhập cuộc sống. Em bắt đầu biết nghe nhạc và thích vẽ. Tuy nhiên khả năng ngôn ngữ của em vẫn không có sự tiến triển lớn, cô bé có xu hướng thích vẽ ra những suy nghĩ trong đầu mình hơn là nói chúng ra bằng miệng.

Vợ bác sĩ Rigler đã giúp đỡ Genie rất nhiều trong quãng thời gian ở nhà mình
Vợ bác sĩ Rigler đã giúp đỡ Genie rất nhiều trong quãng thời gian ở nhà mình

Cuộc đời vẫn tiếp tục bất công với cô bé tội nghiệp

Không may mắn, vào năm 1974, Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định rút lại sự tài trợ do không đạt được nhiều kết quả nghiên cứu từ trường hợp của Genie. Genie trở nên bơ vơ do không có sự tài trợ nên được chuyển lại về sống với mẹ ruột. Mẹ Genie sau đó đã kiện đội ngũ nghiên cứu cũng như bệnh viện nơi em từng ở với tội danh có những thử nghiệm quá đà trên cơ thể em nhưng vụ án không đi đến đâu.

Báo chí đưa tin về vụ kiện
Báo chí đưa tin về vụ kiện

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, do mẹ của Genie cảm thấy quá khó khăn trong việc nuôi nấng và chăm sóc cô bé nên em bắt đầu bị chuyển qua nhiều nhà nhận nuôi khác nhau. Trong quá trình này, em tiếp tục bị bạo hành và ngược đãi, thậm chí còn có trường hợp bố mẹ nuôi đánh em đến mức nôn cả thức ăn ra ngoài. Cô bé tội nghiệp lại quay trở về bản tính thu mình và khép kín như ban đầu.

Đến hiện tại, không ai biết chính xác tung tích của cô bé tội nghiệp ngày nào
Đến hiện tại, không ai biết chính xác tung tích của cô bé tội nghiệp ngày nào

Đến hiện tại, không ai biết chính xác tung tích của Genie. Nhà ngôn ngữ học Susan Curtiss đã dành hơn 20 năm tìm kiếm em nhưng vẫn chưa có kết quả. Có một người giấu tên cho biết anh đã tìm ra địa điểm chính xác nơi Genie đang ở thế nhưng từ chối tiết lộ với lý do mọi người không nên tiếp tục đào bới quá khứ khi Genie đang sống một cuộc đời mà em cảm thấy yên ổn và hạnh phúc.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 9 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 13 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top