Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cầu nguyện thoát khủng hoảng kinh tế

Thứ sáu, 08:20 15/01/2010 | Bốn phương

Giadinh.net - Đoạn phim phóng sự ngắn của phóng viên Hayley Platt phát trên kênh tin tức Reuters hôm 13/7 với tựa đề "Người châu Á cầu nguyện để tìm việc làm" cho thấy phần nào sự bất lực của người dân châu Á, khi họ coi cầu nguyện dường như là cách duy nhất để nuôi niềm hi vọng trong thời khủng hoảng.

Người dân đến cầu nguyện tại một nhà thờ ở Singapore.
 
Điểm tựa tinh thần
 
Đoạn phóng sự bắt đầu bằng một buổi cầu nguyện tại một nhà thờ lớn ở Singapore với sự tham dự của hơn 1.000 người. Dường như hầu hết mọi người đến nhà thờ với cùng một tâm trạng và mong ước. “Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, người dân tìm đến nhà thờ để cầu nguyện bởi sự thiếu niềm tin vào khả năng hồi phục nhanh của nền kinh tế”, đoạn phóng sự bình luận.
 
Với mục sư William, người điều khiển buổi cầu nguyện trong phóng sự, “cầu nguyện là cách để người ta bớt đi những lo toan và sự phụ thuộc vào chuyện cơm áo gạo tiền”. Nhận xét về xu hướng ngày càng nhiều người đi cầu nguyện trong bối cảnh khủng hoảng, mục sư William cho biết: “Người dân đang thấm thía thực tế khó khăn, các chính phủ bối rối trong khủng hoảng, tài nguyên thiên nhiên cạn dần. Dễ hiểu vì sao người ta đi cầu nguyện để gửi mong ước của mình”.

Singapore chỉ là một trong số những quốc gia ở châu Á có xu hướng cầu may để đi xin việc làm đang tăng lên. “Tôi muốn ra mắt gia đình bạn gái, nhưng sợ họ từ chối vì tôi thất nghiệp. Đó là lý do tại sao tôi đến đây để cầu nguyện”, Lee Zhang Tie, một thanh niên đang cầu nguyện tại một ngôi đền ở Đài Loan - Trung Quốc tâm sự. Lee chỉ là 1 trong số 600.000 người Đài Loan đang phải chịu áp lực khủng khiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Còn tại Nhật Bản, bên cạnh những người đi cầu nguyện vì thất nghiệp, là những người đi cầu mong mình giữ được việc làm. “Tôi bị khó thở triền miên vì lo lắng sẽ mất việc. Tôi tìm đến ngôi chùa này để học cách thở, cầu nguyện và tìm lại chút bình yên để tiếp tục đương đầu với những áp lực công việc đang chờ”, một phụ nữ trung niên tại một ngôi đền ở Nhật Bản cho biết.

Người dân ở nhiều quốc gia châu Á đi cầu nguyện bởi họ biết rằng cuộc khủng hoảng sâu rộng này sẽ còn tác động xấu đến các vấn đề khác của cuộc sống. “Dù công việc của tôi vẫn ổn nhưng tôi vẫn phải cầu nguyện cho chồng tương lai. Mong sao công việc của anh ấy không bị tác động vì nó sẽ ảnh hưởng đến đám cưới của chúng tôi vào tháng 12 năm nay”, Ismarini Ismail, một chuyên gia công nghệ 25 tuổi người Singapore, tâm sự với hãng tin Reuters trong bài viết “Những người châu Á bị tác động bởi khủng hoảng cầu nguyện cho công việc, may mắn và hồi phục” hôm 24/5.
 
Ảnh minh họa.

Giá trị của văn hóa tín ngưỡng

Cầu nguyện vốn là nét văn hóa phổ biến tại các quốc gia châu Á. Nhiều chuyên gia cho rằng, nét văn hóa này là sự bảo vệ an toàn về tinh thần cho những người bị tổn thương do khủng hoảng. “Mọi người có thể bị trầm cảm hay gặp tác động xấu về tâm lý xã hội nếu họ quá lo lắng về công việc trong thời kì khủng hoảng. Văn hóa tín ngưỡng có thể là một điểm tựa tốt”, chuyên gia xã hội học Alexius Pereira thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

Điều đáng chú ý trong xu hướng cầu nguyện của người dân châu Á hiện nay có lẽ là sự tìm lại giá trị đích thực của văn hóa tín ngưỡng. Đó là mong ước được an lành và tìm lại sự thanh thản của tâm hồn trước áp lực cuộc sống. Ngược lại, “cuộc khủng hoảng đang khiến công việc làm ăn của các thầy địa lý, phong thủy gặp khó khăn bởi lĩnh vực bất động sản chịu tác động nặng nề”, phóng viên Nopporn Wong- Anan của Reuters phân tích.
 
Lý giải hiện tượng này, Edwin Ma, một chuyên gia phong thủy người Hồng Kông nói: “Từ năm 1991 đến khoảng 1998, nhiều người tìm đến chúng tôi để cầu xin sự giúp đỡ với hi vọng làm ăn tốt hơn. Nhưng nền kinh tế cho đến thời điểm này đang tệ đi và nhiều người cho rằng phong thủy không thể giúp gì được họ”.

Hsing Tien Kung, một ngôi đền lớn ở Đài Loan, mỗi ngày đón khoảng 2.000 khách tới thăm, xếp hàng dài để rút những tấm thẻ đoán vận mệnh. Với những người chăm sóc ngôi đền, truyền thống rút thẻ có từ 2.000 năm trước được coi như một cách tích cực giúp người dân vượt qua khủng hoảng. “Mọi người hầu hết đều hỏi về công việc, nghề nghiệp. Dù những từ trong thẻ nói gì đi chăng nữa, chúng tôi luôn cố gắng đem lại cho mọi người sự thanh thản và động viên”, Lee Chu- hua, người đại diện của ngôi đền cho biết.

Nguyễn Tuấn Anh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 15 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 16 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top