Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn hội chứng khiến nạn nhân bị chôn sống vì ngủ hàng tuần không tỉnh lại

Thứ bảy, 07:59 11/10/2014 | Bốn phương

GiadinhNet - Những người mắc hội chứng này bỗng nhiên chìm sâu vào giấc ngủ có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Khi thức dậy, họ không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra.

 

Bà Marina Felk, một trong những nạn nhân đầu tiên của hội chứng “người đẹp ngủ”.

 

Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, nhân vật Thị Nở bên cạnh ngoại hình xấu xícòn mắc chứng sờ vào việc gì được một lúc là lăn ra ngủ, bất kể ở đâu: chân đống rạ, gốc chuối, bờ ao… Không chỉ là hư cấu của Nam Cao, mới đây, một hội chứng tương tự Thị Nở đã được ghi nhận ở khu vực biên giới giữa Nga và Kazakhstan. Những người mắc hội chứng này bỗng nhiên chìm sâu vào giấc ngủ có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Khi thức dậy, họ không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra.

Đang vắt sữa lăn ra ngủ hai ngày

Nhìn chung, các nạn nhân của hội chứng “người đẹp ngủ” đều hồi phục nhanh và trở về trạng thái khỏe khoắn bình thường sau khi tỉnh giấc. Vì vậy, một số cán bộ y tế tại Viện Moscow lại nhận định, hội chứng này có thể bắt nguồn từ yếu tố tâm lý hơn là các nhân tố bên ngoài. Cho đến nay, người dân trong khu vực có hội chứng “người đẹp ngủ” vẫn đang rất hoang mang. Vì không phòng tránh được nên nhiều người đã chuẩn bị sẵn giấy tờ theo người để phòng khi được đưa tới bệnh viện khi giấc ngủ bất ngờ ập tới.

Vì chưa tìm ra nguồn cơn và cách điều trị chứng bệnh tự nhiên lăn ra ngủ nên các nhà khoa học tạm gọi đây là hội chứng “người đẹp ngủ”. Theo thống kê của kênh truyền hình địa phương KTK (Kazakhstan), có tổng cộng khoảng 60 người người trong thị trấn Krasnogorsk (Nga) và làng Kalachi (Kazakhstan) đã mắc hội chứng “người đẹp ngủ”. Căn bệnh lạ này đang lan tràn khắp khu vực. Những người ảnh hưởng bởi hội chứng “người đẹp ngủ” gần như không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhau, bao gồm cả trẻ em, thanh niên và người già. Tất cả các nạn nhân đột nhiên cảm thấy buồn ngủ không thể cưỡng lại rồi sau đó chìm vào giấc ngủ trong một thời gian dài, thậm chí có thể bị rơi vào giấc ngủ 6 ngày liên tiếp và kèm theo các triệu chứng như suy nhược, ngất xỉu, ảo giác... Bà Hope Yakimova, một người dân làng Kalachi cho biết: “Cơn buồn ngủ có thể ập tới vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu. Vì vậy, chúng tôi rất lo sợ nhưng không biết phòng tránh ra sao”.

Nạn nhân đầu tiên của hội chứng “người đẹp ngủ” là một học sinh lớp 9. Tiếp chuyện phóng viên, cậu bé cho biết bị ảo giác và ngủ thiếp đi. Kể từ đó, số lượng các trường hợp xuất hiện ảo giác và bị rơi vào giấc ngủ li bì được đưa vào bệnh viện đang tăng nhanh một cách báo động. Chỉ tính riêng tháng 12/2013, 12 người đã mắc hội chứng kỳ lạ này. Trong 9 tháng đầu năm 2014 đã có thêm 7 trường hợp được ghi nhận. Trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông, bà Maria Felk (công nhân vắt sữa ở làng Kalachi và là một trong những nạn nhân của hội chứng “người đẹp ngủ”) cho biết: “Tôi đang vắt sữa bò vào buổi sáng như thường lệ thì bỗng dưng buồn ngủ rồi cứ thế thiếp đi. Tôi không nhớ gì cả cho đến khi tỉnh lại trong bệnh viện”. Bà Maria cũng cho biết thêm, bà không thể nhớ được điều gì về sự việc đó. Bà kể: “Tôi đã ngủ li bì 2 ngày 2 đêm liền ngay trên cái ghế vắt sữa của mình. Những người làm cùng cho biết, trong khi ngủ có vẻ như tôi đã tỉnh lại vài lần và nói tôi cần phải đi vắt sữa gấp nhưng rồi ngay sau đó lại chìm vào giấc ngủ mê man. Đến ngày thứ 3, mọi người thấy tôi vẫn không đứng lên khỏi chiếc ghế nên mới đưa vào bệnh viện”.

 

Thị trấn Krasnogorsk tấp nập dưới thời Liên Xô cũ nay gần như đã bị bỏ hoang vì chỉ còn 130 người sinh sống.

 

Một điều khó hiểu nữa là hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến cư dân địa phương mà cả những vị khách từ nơi khác đến chơi hoặc thăm quan cũng có nguy cơ mắc phải. Điển hình như trường hợp của Alexey Gom, một thanh niên khoảng 30 tuổi đến làng Kalachi để thăm mẹ vợ. Anh đã mắc phải căn bệnh này và ngủ li bì suốt 30 tiếng. Tuy nhiên, trường hợp của anh Alexey và bà Maria vẫn được coi là may mắn, bởi có những người bị rơi vào giấc ngủ kéo dài tới một tuần. Thậm chí có tin đồn rằng, một người đàn ông địa phương bị nhầm là đã chết khi ông ta rơi vào trạng thái li bì nhiều ngày liên tục và đã bị chôn sống. Tuy nhiên tin đồn này chưa được kiểm chứng. Cũng có người mắc hội chứng này nhiều lần, như trường hợp của bà Lyubov Belkova bị tới 7 lần, trong khi con gái bà bị 2 lần và cô cháu gái 15 tuổi bị 1 lần.

Chưa có lời giải cho căn bệnh lạ

Theo Tiến sĩ Kabdrashit Almagambetov (Bệnh viện Quận Yesil, Kazahstan), các triệu chứng của nạn nhân “người đẹp ngủ” thường giống nhau. “Bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng mất trí nhớ sau khi tỉnh giấc. Sau đó nếu không được người khác phát hiện và đưa tới bệnh viện, họ sẽ trở nên yếu ớt, phản ứng chậm và lại nhanh chóng rơi vào cơn buồn ngủ. Đáng tiếc là đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được tìm ra. Sau khi xét nghiệm máu và tủy cột sống, chúng tôi đã đi đến kết luận hội chứng này không lây truyền. Chúng tôi coi đây là hiện tượng não nhiễm độc, nhưng “nhiễm độc” ở đây cũng chỉ là nghi ngờ chứ cũng chưa có căn cứ cụ thể”, TS Kabdrashit cho biết. TS Kabdrashit cho biết thêm, hội chứng “người đẹp ngủ” có cùng biểu hiện ngủ li bì với bệnh ngủ ở châu Phi (dịch bệnh do ký sinh trùng thuộc giống Trypanosoma gây ra, lây lan qua loài ruồi tse-tse thuộc chi Glossina). Nó cũng có những điểm tương đồng với hội chứng gật đầu, một chứng động kinh chưa thể giải thích mà trẻ em tại Sudan, Uganda và một số vùng khác mắc phải. Tuy nhiên qua xác nhận, các nhà khoa học đều nhận thấy hội chứng “người đẹp ngủ” không liên quan tới hai căn bệnh trên.

Một số nhà khoa học nhận định, hội chứng này có vẻ giống như đại dịch viêm não lethargica bí ẩn, không rõ nguyên nhân càn quét thế giới trong những năm 1915-1926. Viêm não lethargica hay còn được gọi là “bệnh buồn ngủ” là một dạng bệnh điển hình của viêm não. Căn bệnh này tấn công não bộ khiến bệnh nhân không nói nên lời và bất động trong thời gian dài. Kể từ đó, dịch bệnh này chưa hề tái phát. Trong khi đó, nhiều người dân địa phương lại suy đoán rằng, sự bùng phát của hội chứng “người đẹp ngủ” có thể là do sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng nào về nguyên nhân môi trường được tìm thấy.

Cùng với các cư dân của làng Kalachi, một số người dân của thị trấn gần đó (Krasnogorsk, Nga) cũng được ghi nhận mắc phải hội chứng ngủ li bì kéo dài lâu nhất tới 7 ngày. Thị trấn Krasnogorsk từng là một khu vực phồn vinh gồm 6.500 dân trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Liên bang Xô Viết cũ, khi các mỏ Uranium được chính quyền khai thác bí mật. Quặng Uranium được khai thác ở đây từ năm 1960 đến năm 1990, gần làng Kalachi và thị trấn Krasnogorsk. Việc khai thác Uranium kết thúc vào những 1991-1992 sau sự sụp đổ của Liên Xô, các mỏ bị đóng cửa và khu vực được chuyển thành đất canh tác. Hiện nay, thị trấn này gần như bị bỏ hoang, chỉ còn 130 người vất vả mưu sinh quanh khu vực mỏ Uranium đã đóng cửa. Cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn khi hội chứng ngủ li bì kỳ lạ vẫn chưa rõ nguyên nhân đang lan tràn khắp nơi, không trừ một ai. Điều này cũng dẫn tới một giả thuyết khác về nguyên nhân hội chứng “người đẹp ngủ”. Các nhà khoa học cho rằng, có thể là loại khí Radon –loại khí gây mê thường dùng trong y học thoát ra từ khu mỏ Uranium bỏ hoang chính là “thủ phạm” khiến người dân bỗng nhiên “ngủ gục”.

 

Lối vào khu mỏ khai thác Uranium đã đóng cửa – nơi được cho là nguyên nhân gây ra chứng “ngủ gục”.

 

Nhóm nhà khoa học do Giáo sư Leonid Rikhvanov thuộc Đại học Bách khoa Tomsk (Nga) đứng đầu đã nghiên cứu các mẫu Uranium được dân làng Kalachi gửi đến và cho biết: “Chúng tôi đã xét nghiệm các mẫu và nhận định ban đầu rằng, khí radon là nguyên nhân gây ra chứng bệnh ngủ li bì. Nhưng không do chính khí phóng xạ radon gây ra mà nguyên nhân từ phản ứng hóa học của khí này. Nói cách khác, bệnh ngủ vùi sinh ra có lẽ do sự bay hơi từ mỏ Uramium”. Để chứng minh được điều này, các nhà khoa học thuộc Đại học Tomsk phải phải đến thực địa và xem xét tại sao một số gia đình bị ảnh hưởng và một số lại không. Tuy nhiên đến nay, công việc này vẫn chưa thể thực hiện. “Thật không may, thỏa thuận hỗ trợ của chúng tôi trong vấn đề này vẫn chưa được ký kết. Song, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra lời giải cho câu hỏi còn bỏ ngỏ về căn bệnh này. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều chuyên gia cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu”, GS Leonid cho biết.

Ngoài vấn đề thỏa thuận hỗ trợ nghiên cứu, nhận định của nhóm GS Leonid cũng vấp phải ý kiến phản đối của nhiều nhà khoa học khác. Bác sĩ Kabdrashit cho biết, ông từng sử dụng khí Radon để gây mê và bệnh nhân thường tỉnh lại trong vòng một vài giờ. Trong khi đó, nạn nhân của hội chứng “người đẹp ngủ” lại ngủ li bì tới vài ba ngày, thậm chí cả tuần lễ.

Dương Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 44 phút trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 4 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top