Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bôi thuốc gì cho hết vết thâm?

Thứ hai, 14:04 21/05/2007 | Sống khỏe

Vết thâm hay vết tăng sắc tố sau viêm (postinflammatary hyperpigmentation) là một biểu hiện rất thường gặp. Sau khi bị mụn nhọt hoặc bị một số bệnh ngoài da như chàm, nấm, ghẻ, xây xước da, thậm chí sau khi muỗi đốt, khi các bệnh này khỏi thì vẫn để lại một số dấu tích trên da như các vết thâm.

Các vết thâm này có màu nâu nhạt, màu đen, đôi khi đen sạm. Tổn thương tăng sắc tố sau viêm bằng phẳng với mặt da, không đau, không ngứa. Các tác động cơ học làm tổn thương da nặng lên do đó làm tăng các vết thâm như gãi, cạo, chà xát...

Một số người tự ý bôi đắp các thuốc, các loại lá làm cho tổn thương da bị nhiễm trùng và lan rộng ra, khi lành bệnh để lại các vết thâm rộng và sâu rất khó khắc phục.

Trong các trường hợp viêm da tiếp xúc do bụi phấn, côn trùng thì sau khi bệnh khỏi hay để lại các vết thâm dai dẳng, nhất là ở các bệnh nhân tự ý đắp gạo nếp hoặc đỗ xanh lên vết viêm da. Để hạn chế các vết thâm, khi mắc bệnh ngoài da bạn không nên tự điều trị mà nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị tốt nhất. Khi bệnh mới khỏi nên tránh nắng từ 11 giờ - 14 giờ nếu tổn thương da ở vùng hở.

Với các vết xây xước da ở vùng mặt, đồng thời với việc điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống, nếu có điều kiện nên chiếu một đợt laser helineon. Tia laser này có bản chất là ánh sáng và không độc hại. Năng lượng tia laser làm tăng dòng chảy của máu, tiêu viêm, tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng quá trình lên da non và liền sẹo.

Nhiều trường hợp sau chiếu tia laser tổn thương da khỏi là lành luôn và không bị thâm. Thường thì đa số các trường hợp vết tăng sắc tố sau viêm này sẽ nhạt màu dần rồi trở lại màu da như bình thường trong vòng vài tuần đến một năm. Nhưng ở một số trường hợp, các vết thâm không mất đi mà cứ tồn tại kéo dài dai dẳng nhiều năm sau khi khỏi bệnh.

Vấn đề điều trị cho những trường hợp vết thâm tồn tại dai dẳng ít đạt được hiệu quả như mong muốn. Khi bị các vết thâm có thể bôi một trong các thuốc sau: leuconidine B, domina, despigmen... Bôi ngày 2 lần kéo dài từ 1-3 tháng. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có tư vấn tốt và điều trị thích hợp với tình trạng cụ thể của mình.

Theo Sức khỏe & Đời sống

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 22 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 22 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Top