Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng GD&ĐT: Khá 'Bảnh' ảnh hưởng học sinh rất nguy hiểm

Thứ năm, 14:10 04/04/2019 | Xã hội

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng để những nhân vật xấu như Khá "Bảnh" ảnh hưởng các cháu thì rất nguy hiểm.

Sáng 4/4, bên lề hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì việc giáo dục, tuyên truyền trên lớp đối với học sinh là việc đã được thực hiện nhiều năm qua và đã có quy định.

Theo bộ trưởng, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đoàn, đội hay trong các tiết học giáo dục công dân… cũng kết hợp giáo dục, tuyên truyền để học sinh "nói không" với bạo lực học đường, cũng như các biện pháp phòng tránh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: Nếu để những nhân vật xấu trong xã hội ảnh hưởng học sinh thì rất nguy hiểm như Khá Bảnh vừa rồi. Ảnh: Người Lao Động.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: "Nếu để những nhân vật xấu trong xã hội ảnh hưởng học sinh thì rất nguy hiểm như Khá 'Bảnh' vừa rồi". Ảnh: Người Lao Động.

Ngoài ra, các trường cũng cần tạo điều kiện để những bạn tốt trong lớp, những tấm gương tốt cảm hóa các cháu hơn là dùng hành chính đe dọa. Các cháu bé chủ yếu dùng các biện pháp giáo dưỡng nhẹ nhàng động viên là chính.

"Giáo dục phải làm gốc, đặc biệt với đối tượng yếu thế là phải rất quan tâm. Còn với các cháu tạm gọi là cá biệt cũng phải quan tâm để giáo dưỡng để các cháu biết được bạo lực học đường không tốt, thậm chí là pháp pháp, để làm sao nhắc nhở các cháu", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng GD&ĐT, các cháu yếu thế thì phải dựa vào thầy, cô. Đây là sự đồng hành chung của cả thầy và trò. Việc giáo dục cũng cần rất nhẹ nhàng, không rầm rộ vì giáo dục đạo đức lối sống, ứng xử tốt phải dần dần từng bước. Trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm quan trọng.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ủng hộ sáng kiến "nói không" với bạo lực học đường bằng sự vào cuộc của cả xã hội, nhất là sự ủng hộ, hưởng ứng của các ngôi sao trong giới nghệ thuật, những người nổi tiếng, cầu thủ bóng đá…

"Những người nổi tiếng hay ngay cả những tấm gương học sinh ngoan, giỏi, ưu tú đến trường để tuyên truyền, kêu gọi nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt. Trẻ con chịu ảnh hưởng nhiều từ những tấm gương tốt, thần tượng tốt. Nếu để những nhân vật xấu trong xã hội ảnh hưởng học sinh thì rất nguy hiểm như Khá 'Bảnh' vừa rồi", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Người đứng đầu ngành GD&ĐT cho biết sẽ có chỉ đạo tăng cường thêm nội dung, các tiết học có lồng ghép nội dung ngăn chặn bạo lực học đường và đẩy mạnh nội dung này trong nhà trường.

"Không chỉ tăng cường giáo dục, tuyên truyền mà còn đẩy mạnh kiểm tra, giám sát các nhà trường. Chính sách hiện nay tương đối nhiều, quan trọng là làm sao để đi vào cuộc sống, người thực hiện, các nhà trường và địa phương phải đồng hành. Ngay cả báo chí nên đưa những tấm gương tốt, cùng nhau lên án những thói hư tật xấu", ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

"Bạo lực học sinh bắt nguồn từ ứng xử lạnh lùng, thực dụng của người thầy"?

Cho ý kiến dự án Luật Giáo dục, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị luật cần thể hiện nguyên tắc về sự chuyển đổi căn bản trong phương pháp dạy học, từ chỗ để người thầy làm trung tâm thì phải đưa người học trở thành trung tâm, để "sửa chữa" lại những hiện tượng học sinh chán nản, thiếu lý tưởng sống trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

"Hiện tượng học sinh sống ích kỷ, lạnh lùng, thậm chí là bạo lực học sinh bộc phát thời gian qua cần được nhìn nhận từ căn nguyên. Nguyên nhân đầu tiên chính là từ ứng xử tương ứng của một bộ phận giáo viên.

Giáo viên thực dụng, lạnh lùng, lợi dụng học trò gây tổn thương lòng tôn kính của người học với người thầy. Sau nữa mới tới nguyên nhân từ gia đình, từ khoảng cách giàu nghèo trong xã hội dẫn đến tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các học sinh", ông Tám nói.

Để chống bạo lực học đường, ông Tám cho rằng học sinh không thể bị phân biệt đối xử, tức được đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập, giáo dục. Vì vậy cần bổ sung quy định này vào dự thảo luật.

"Cần hàn gắn những tổn thương này bằng cách tạo lập bình đẳng tại môi trường học đường. Thầy cô là tác nhân quan trọng trong quá trình hàn gắn này. Học sinh cần được cảm nhận việc không bị phân biệt, được đối xử bình đẳng, dân chủ, nhất là trong môi trường học đường.

Trách nhiệm trước hết trong việc này phải nằm ở người thầy, ở nhà trường trong việc xâu dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh chứ không phải quy chung cho xã hội, cá nhân và tổ chức như dự thảo luật thể hiện", ông Tám phân tích.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Thời sự - 57 phút trước

Năm cháu nhỏ trong lúc đùa nghịch ném đá không may văng vào nhà hàng xóm. Lúc này người phụ nữ cùng con trai trong nhà đi ra chửi, đánh đập các cháu nhỏ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 11 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 12 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 13 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 13 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Top