Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ tiền triệu mua yến phục hồi sức khỏe hậu COVID-19 nhưng ăn vào những thời điểm này lại phản tác dụng, người dùng cần chú ý

Thứ ba, 09:01 15/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 không nên nôn nóng muốn nhanh khỏi mà tẩm bổ yến quá mức khiến cơ thể không hấp thu hết vừa gây lãng phí vừa dễ gặp các tác hại không mong muốn có thể xảy ra.

F0 thường xuyên bị đau đầu, ăn ngay những thực phẩm này cơn đau sẽ được cải thiệnF0 thường xuyên bị đau đầu, ăn ngay những thực phẩm này cơn đau sẽ được cải thiện

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, khi mắc COVID-19, cơ thể người bệnh phải “chiến đấu” với virus cộng với việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... nên việc bị đau đầu là điều không tránh khỏi.

Cách đây 2 tuần, cả gia đình chị Phương (ở Hà Đông, Hà Nội) cùng mắc COVID-19. Nghe mấy người đồng nghiệp cùng cơ quan mách, ăn yến giúp hồi phục sức khỏe nhanh, tránh di chứng về sau nên dù điều kiện kinh tế không mấy dư dả, chị Phương vẫn quyết định bỏ ra hơn 3 triệu đồng để mua tổ yến về chưng cho cả gia đình dùng.

Tuy nhiên, cặm cụi ngồi nhặt lông yến rồi chưng yến nhưng cả chồng chị và 2 con nhỏ lại không chịu hợp tác, ép mãi cũng chỉ ăn được vài miếng. Tiếc công, tiếc tiền thành ra, một mình chị Phương phải ăn hết cả bát yến to. Hậu quả, đêm hôm đó, bụng chị cứ ậm ạch khó chịu không yên.

Bỏ tiền triệu mua yến phục hồi sức khỏe hậu COVID-19 nhưng ăn vào những thời điểm này lại phản tác dụng, người dùng cần chú ý - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Theo Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Vì vậy, tổ yến chủ yếu được dùng làm thực phẩm để bồi bổ cho cơ thể trong các trường hợp phế khí hư, âm hư, thường là dùng cho những người bị suy nhược cơ thể, biếng ăn, mất ngủ, người da khô, miệng khô.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, yến là một sản phẩm dinh dưỡng có chứa nhiều vi chất, một số axit amin, trong nước bọt của yến cũng có một số chất miễn dịch.

Do đó, thực phẩm này có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật cũng như bồi bổ để nhanh phục hồi sức khỏe, nhất là những người đã mắc COVID-19.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, yến tuy tốt nhưng không nên lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Với những người mới mắc COVID-19 cũng không nên nôn nóng muốn nhanh khỏi mà tẩm bổ yến quá mức khiến cơ thể không hấp thu hết vừa gây lãng phí vừa dễ gặp các tác hại không mong muốn có thể xảy ra.

Đặc biệt, với một số người đang bị sốt, nhức đầu, ho nhiều đờm, viêm nhiễm ngoài da, viêm phế quản cấp… được khuyến cáo không nên dùng yến vì khi đó, cơ thể yếu không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng như tổ yến, dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cùng với đó, người đang bị đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh cũng không nên dùng yến để tránh các triệu chứng nặng thêm.

Với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa. Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho người già bị khó chịu, chướng bụng, kéo theo nhiều hệ luỵ khác.

Ăn yến thời điểm nào là tốt nhất?

Nhiều người cho rằng, yến tốt nên có thể ăn bất kể thời điểm nào, ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với những người khỏe mạnh, việc hấp thụ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều.

Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi và bệnh nhân đang điều trị, ăn quá nhiều yến sẽ gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, người già và người bệnh chỉ nên ăn yến 2-3 lần/tuần. 

Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng tốt nhất, do đó những chất quý trong tổ yến sẽ được hấp thụ tối đa vào cơ thể, nhờ đó phát huy tác dụng hiệu quả.

Việc sử dụng yến sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động trong suốt cả ngày dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng yến trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng. Lưu ý, không nên ăn yến khi vừa ăn no.

Các chuyên gia khuyến cáo, một bệnh nhân mắc COVID-19 muốn nhanh chóng hồi phục cần tuân thủ điều trị triệu chứng, tập luyện nhẹ nhàng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống cân bằng 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh.

Trường hợp muốn bổ sung vitamin cho cơ thể, có thể dùng một số loại thông dụng như: Vitamin D, kẽm, vitamin C... không nhất thiết phải bỏ ra số tiền quá lớn mua những sản phẩm đắt đỏ.

Tóc rụng cả nắm hậu COVID-19, đừng quá lo lắng, hãy kiên trì chăm sóc tóc theo cách này, mái tóc sẽ khỏe đẹp như xưaTóc rụng cả nắm hậu COVID-19, đừng quá lo lắng, hãy kiên trì chăm sóc tóc theo cách này, mái tóc sẽ khỏe đẹp như xưa

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, tình trạng rụng tóc sẽ không thể cải thiện ngay tức thì mà cần có thời gian hồi phục dần dần. Bởi vậy, mọi người không nên quá lo lắng, sốt ruột khiến tình trạng tóc rụng càng nặng thêm.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 13 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top