Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát nhập khẩu cá tầm Trung Quốc

Thứ ba, 15:45 26/01/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet – Theo Bộ NN&PTNT, qua kiểm tra thị trường cho thấy, nhiều loài cá tầm nhập khẩu chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Ngày 26/1, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài Chính; Bộ Công thương; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Hội Nghề cá Việt Nam; Hiệp hội cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng; Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai liên quan đến vấn đề nhập khẩu cá tầm Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

Theo đó, thực hiện văn bản số 187 ngày 08/1/2021 của Văn phòng Chính phủ về trả lời kiến nghị của Hội Nghề cá Việt Nam và kiến nghị của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai về tình hình kinh doanh cá tầm dùng làm thực phẩm tại một số thành phố lớn và chợ đầu mối không thuộc danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 2.

Cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc bày bán với giá rẻ khắp các chợ hải sản.

Với tinh thần trách nhiệm cao, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở (Hà Nội) và chợ Bình Điền (TP Hồ Chí Minh). Kết quả có nhiều mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ gồm: Cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Xibêri (Acipenser sinensis) và cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis).

Văn bản do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ký cũng nêu rõ: Cá tầm thuộc Phụ lục II Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được cơ quan CITES Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc. Tuy nhiên, hiện nay có một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam. Vì vậy, để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Bộ NN&PTNT đề nghị:

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 3.

Cá tầm Kaluga (ngoài danh mục loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam) được bày bán ở các chợ đầu mối phía Nam.

Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trưởng; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường kiểm tra việc lưu thông, vận chuyển, kinh doanh cá tầm trên thị trường nhằm ngăn chặn việc trà trộn cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người nuôi và người tiêu dùng trong nước.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và địa phương thành lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Rà soát việc cấp phép nhập khẩu cá tầm không thuộc danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị và địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 4.

Lực lượng chức năng kiểm tra một xe tải chở hơn 10 tấn cá tầm nhập khẩu Trung Quốc với giá khai báo hải quan là 103.486 đồng/kg chuẩn bị đưa về thị trường nội địa tiêu thụ.

Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm; Kiểm tra, rà soát quy trình cấp CITES từ phía Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục của Công ước.

Với các hội, hiệp hội cần tiếp tục nắm bắt, trao đổi thông tin việc kinh doanh cá tầm tại Việt Nam, kịp thời phản ánh về Bộ NN&PTNT để kịp thời xử lý.

Trước đó, cộng đồng các doanh nghiệp, hộ nuôi cá tầm Việt Nam đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trong thời gian qua, cá tầm Trung Quốc nhập chính ngạch và nhập lậu vào Việt Nam đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đến ngành nuôi cá tầm trong nước và ảnh hưởng đến chất lượng của cá tầm Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra, kiểm định đang có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Về lâu dài, những lỗ hổng trong việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc có thể sẽ giết chết ngành nuôi cá tầm trong nước.

Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 5.

Không thể cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc giá rẻ, nhiều hồ nuôi chấp nhận bỏ hoang, dừng kinh doanh.

Cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân nuôi cá tầm Việt Nam mong muốn minh bạch hoá việc truy xuất nguồn gốc để bảo hộ sản xuất trong nước. Đặc biệt, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực mới và có tiềm năng kinh tế lớn như nuôi cá tầm. Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, cơ quan chức năng cần có giải pháp quyết liệt...

Kiến nghị tạm dừng nhập khẩu cá tầm Trung Quốc để rà soát, kiểm tra

Ông Hà Trần Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – Bắc Giang chia sẻ, những năm trước, các trang trại cá tầm của công ty đặt tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên hoạt động rất tốt, số lượng lao động địa phương thường xuyên lên đến hàng chục người. Tuy nhiên đến thời điểm này do cá tầm Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn về Việt Nam với giá rẻ, công ty chỉ còn vài người làm việc để cầm chừng. Như trang trại ở Thái Nguyên có 7 bể nuôi nhưng chỉ duy trì được 2 bể, các bể khác phải bỏ trống, cạn nước…

"Cá tầm Trung Quốc họ nuôi công nghiệp theo mô hình khép kín, 12 tháng đã được xuất bán. Trong khi đó cá tầm Việt Nam nuôi dựa theo điều kiện tự nhiên và phải trên 15 tháng mới được thu hoạch thương phẩm. Đây là lý do khiến cá tầm Việt Nam sạch, ngon, giàu chất dinh dưỡng và giá thành luôn cao hơn Trung Quốc. Thế nhưng cũng vì lợi nhuận, nhiều thương lái đã nhập cá tầm Trung Quốc đủ chủng loại với giá rẻ sau đó gắn mác cá tầm Việt Nam để bán ra thị trường. Điều này gây nguy hại và ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp cá tầm Việt Nam. Do vậy doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước kiến nghị cơ quan quản lý tạm dừng nhập khẩu cá tầm Trung Quốc để kiểm tra, rà soát các quy trình về nhập khẩu, kiểm dịch, chủng loại, chất lượng…", ông Quyền chia sẻ.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá rau củ, thực phẩm ở Hà Nội rục rịch tăng

Giá rau củ, thực phẩm ở Hà Nội rục rịch tăng

Giá cả thị trường - 4 phút trước

Nhiều loại thực phẩm, rau xanh ở Hà Nội đắt hơn trước khiến bà nội trợ lo ngại một "làn sóng" tăng giá mới có thể xảy ra.

Vải thiều Thanh Hà bán gần 600.000 đồng/kg ở siêu thị Úc

Vải thiều Thanh Hà bán gần 600.000 đồng/kg ở siêu thị Úc

Sản phẩm - Dịch vụ - 27 phút trước

Khoảng 1 tấn vải thiều Thanh Hà đầu vụ 2024 đã được một doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc. Giá niêm yết tại siêu thị quốc gia này là 34,99 AUD/kg, tương đương gần 600.000đồng/kg.

Giá thịt lợn lập đỉnh, ‘đại gia’ chăn nuôi lãi khủng

Giá thịt lợn lập đỉnh, ‘đại gia’ chăn nuôi lãi khủng

Xu hướng - 14 giờ trước

Giá lợn hơi tại nhiều địa phương sắp chạm mốc 70.000 đồng/kg. Với mức giá này, các 'đại gia' chăn nuôi thu lãi khủng khi tiết lộ giá thành sản xuất ở mức khá thấp.

Có nên mua đất nền tại những huyện sắp lên quận ở Hà Nội để đầu tư?

Có nên mua đất nền tại những huyện sắp lên quận ở Hà Nội để đầu tư?

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, khi có thông tin quy hoạch một số huyện lên quận tại Hà Nội, đất nền ở những huyện này đã bắt đầu tăng giá vẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Lãi suất Vietcombank, Sacombank, BaoVietBank mới nhất: Gửi 250 triệu đồng vào ngân hàng nào để hưởng lãi cao?

Lãi suất Vietcombank, Sacombank, BaoVietBank mới nhất: Gửi 250 triệu đồng vào ngân hàng nào để hưởng lãi cao?

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Lãi suất Vietcombank, Sacombank, BaoVietBank đang dao động quanh ngưỡng 1,6 - 5,5%. Với 250 triệu đồng gửi tiết kiệm sẽ nhận được số lãi tương ứng tùy kỳ hạn.

Hà Nội: Kiểm tra kho lạnh ở khu công nghiệp, bất ngờ phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn nhiều 'không'

Hà Nội: Kiểm tra kho lạnh ở khu công nghiệp, bất ngờ phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/5, Đội QLTT số 10 (Cục QLTT Hà Nội) vừa phát hiện 11,9 tấn dạ dày lợn không rõ nguồn gốc, trong một kho hàng bên trong khu công nghiệp ở huyện Mê Linh.

Những trường hợp người dân phải sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Những trường hợp người dân phải sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Những trường hợp phải sang tên sổ đỏ tức là phải thực hiện đăng ký biến động đất đai đã được quy định rõ tại Điều 133 Luật Đất đai 2024.

Giá xe máy Honda mới nhất tháng 5 đồng loạt giảm giá sâu, SH, Air Blade và Vision rẻ chưa từng có, dưới cả niêm yết

Giá xe máy Honda mới nhất tháng 5 đồng loạt giảm giá sâu, SH, Air Blade và Vision rẻ chưa từng có, dưới cả niêm yết

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Giá xe máy Honda giữa tháng 5/2024 bất ngờ giảm mạnh, nhiều mẫu xe được đại lý bán dưới giá đề xuất, trong đó có cả Vision, SH, Air Blade…

Giá lăn bánh Kia Morning 2024 mới nhất đang rẻ không thể ngờ, Hyundai Grand i10 chắc chắn gặp sóng gió về doanh số

Giá lăn bánh Kia Morning 2024 mới nhất đang rẻ không thể ngờ, Hyundai Grand i10 chắc chắn gặp sóng gió về doanh số

Giá cả thị trường - 19 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Kia Morning đang ở mức rẻ bậc nhất phân khúc xe cỡ A, Hyundai Grand i10 gặp khó trong đường đua doanh số.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 7): Sau nâng mũi ở Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon khách hàng chịu cảnh 84 ngày bị đau nhức mưng mủ

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 7): Sau nâng mũi ở Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon khách hàng chịu cảnh 84 ngày bị đau nhức mưng mủ

Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nỗi đau ở khu vực vùng mũi đã tan dần nhưng mỗi khi nhắc đến nâng mũi và hai chữ "Changwon", chị N.B.H (53 tuổi, ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) vẫn chưa hết ám ảnh. Bởi sau khi nâng mũi (ngày 28/1/2024), chị H có hơn 3 tháng phải chống chọi với nỗi đau thể xác bằng các loại thuốc liều cao.

Top