Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH

Thứ hai, 15:57 18/09/2023 | Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học phí các bậc học chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021.

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị học phí năm học 2023-2024 sẽ bằng học phí năm học 2022-2023 trong Nghị định 81. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giáo dịch vụ trong giáo dục, đào tạo.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81, mức học phí năm học 2023-2024 sẽ bằng mức học phí năm học 2022-2023 trong Nghị định 81.

Cụ thể, đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, mức trần học phí năm học 2023-2024 như sau:

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 2.


Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.

Đây cũng là cơ sở để các địa phương quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.

Từ năm học 2024-2025 trở đi, khung và mức học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 3.

Học sinh tiểu học được địa phương cấp bù học phí. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Với cơ sở giáo dục đại học công lập, mức trần học phí với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 bằng mức trần học phí năm học 2022-2023 tại Nghị định 81 và dự kiến tính đủ chi phí vào năm học 2026-2027, cụ thể như sau:

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 4.

Với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, mức trần học phí năm học 2023-2024 bằng mức trần học phí năm học 2022-2023 tại Nghị định 81, cụ thể như sau:

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 5.

Nghị định 81 được Chính phủ ban hành tháng 8/2021, có hiệu lực từ tháng 10/2021, quy định về mức học phí mới của tất cả các bậc học, từ mầm non đến đại học, tăng theo lộ trình đến năm học 2025-2026.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, để chia sẻ với người dân, trong các năm học 2021-2022, 2022-2023, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương, trường đại học, cao đẳng trong hệ thống công lập không tăng học phí, giữ nguyên mức thu như năm học 2020-2021. Do đó, lộ trình học phí theo Nghị định 81 kể từ khi ban hành năm 2021 đến nay chưa được áp dụng, mức thu học phí đã không tăng trong 3 năm học vừa qua.

Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH - Ảnh 6.

Nếu thực hiện theo Nghị định 81, học phí đại học năm học 2023-2024 sẽ tăng rất nhiều so với năm học trước. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vì thế, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu năm học 2023-2024 thực hiện thu học phí theo Nghị quyết 81 thì mức trần học phí sẽ tăng cao. Cụ thể, mức trần học phí giáo dục đại học công lập năm học này sẽ tăng trung bình trên 45%, đặc biệt khối ngành y dược tăng 93% so với năm học trước.

Trước đó, hồi tháng Năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất với Chính phủ việc tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình lùi một năm so với Nghị quyết 81. Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học, các địa phương, nghiên cứu kỹ đánh giá tác động của vấn đề học phí.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã lấy ý kiến của các địa phương, các trường đại học, chuyên gia về việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 81 cho phù hợp tình hình thực tế.

Kết quả cho thấy các ý kiến đều cho rằng học phí năm học 2023-2024 cần phải tăng để đảm bảo điều kiện đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối với các trường đại học công lập thực hiện tự chủ, khi nguồn thu chủ yếu đến từ học phí. Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng mức tăng nên lùi một năm so với lộ trình tăng học phí của Nghị định 81 để giảm áp lực cho xã hội.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh sách gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Danh sách gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH – Thông tin mới nhất, đã có gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Cập nhật danh sách mới nhất trong bài viết dưới đây.

Cẩn trọng khi lựa chọn trại hè cho trẻ

Cẩn trọng khi lựa chọn trại hè cho trẻ

Giáo dục - 7 giờ trước

Trong những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của phụ huynh tại các thành phố lớn, các khóa học hè xuất hiện ngày càng nhiều với các loại hình phong phú.

Mê đọc sách tiếng Anh, cậu học trò giành giải đặc biệt

Mê đọc sách tiếng Anh, cậu học trò giành giải đặc biệt

Giáo dục - 9 giờ trước

Nguyễn Bá Hải Sang, lớp 5Gnew, Trường tiểu học I - sắc Niu - tơn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa xuất sắc giành giải Đặc biệt Cuộc thi Olympic Tiếng Anh thành phố Hà Nội.

3 vị trí việc làm có mức lương cực cao là mơ ước của hàng triệu người Việt

3 vị trí việc làm có mức lương cực cao là mơ ước của hàng triệu người Việt

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Có việc làm lương cao, chi tiêu thoải mái trong cuộc sống là mong muốn của hầu hết các sinh viên. Nếu muốn kiếm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng thì nhất định phải biết 3 vị trí việc làm này.

Trường chuyên ở Hà Nội 'tăng nhiệt' tỉ lệ chọi

Trường chuyên ở Hà Nội 'tăng nhiệt' tỉ lệ chọi

Giáo dục - 15 giờ trước

Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Thêm 2 đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Thêm 2 đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ GD&ĐT vừa tiếp tục cấp phép cho một số đơn vị trong việc liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

SKĐS - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Nhà giáo để chuẩn bị cho việc trình Chính phủ vào tháng 7 tới. Dự thảo Luật có nhiều điểm mới đáng chú ý.

Nam sinh lớp 11 trả lời 'nhanh như chớp', giành điểm số kỷ lục Olympia 2024

Nam sinh lớp 11 trả lời 'nhanh như chớp', giành điểm số kỷ lục Olympia 2024

Giáo dục - 1 ngày trước

Tuấn Minh thắng tuyệt đối 4 vòng thi, giành vòng nguyệt quế vòng thi tuần Đường lên đỉnh Olympia với 315 điểm - lọt top các thí sinh điểm thi cao nhất năm nay.

Điểm chuẩn trúng tuyển Trường ĐH Luật Hà Nội cao nhất 30/30 điểm

Điểm chuẩn trúng tuyển Trường ĐH Luật Hà Nội cao nhất 30/30 điểm

Giáo dục - 1 ngày trước

Trường Đại học Luật Hà Nội đã email đến thí sinh kết quả xét tuyển các phương thức xét tuyển sớm của trường.

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 1 ngày trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Top