Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị ung thư phổi nhưng tưởng chỉ là viêm phế quản, người phụ nữ đã tìm ra "lối thoát" cho chính mình

Thứ bảy, 15:52 22/01/2022 | Sống khỏe

Người phụ nữ này đã đi khám rất nhiều bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến cô bị ho mãn tính, tiêu chảy, mệt mỏi thường xuyên và số lượng bạch cầu trong máu tăng cao.

Câu chuyện của Rachel Walsh bắt đầu vào năm 2014, khi cô 29 tuổi. Lúc đó, bác sĩ đã tìm thấy một khối u có kích thước bằng một quả bóng tennis trong ngực người phụ nữ này.

Rachel đã phải đi cấp cứu sau khi bị ho và sốt vài ngày. Cô chia sẻ: “Tôi chỉ nghĩ đó là các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, kết quả chụp X quang đã cho thấy điều ngược lại”.

Các bác sĩ phát hiện người phụ nữ này có một khối u ở khí quản. Họ nhanh chóng đưa Rachel vào phòng cấp cứu trước khi tiến hành chụp cắt lớp. Hình ảnh cho thấy khối u đã bị vôi hóa, hình thành từ sự tích tụ canxi.

Khi xem xét về nguyên nhân khiến khối u phát triển, các bác sĩ cho rằng tình trạng này bắt nguồn từ một loại nấm sống tự nhiên trong đất, gần khu vực cô sinh sống. Rachel có lẽ đã vô tình hít phải chúng, từ đó bị nhiễm trùng và làm hình thành khối u.

Do quá trình sinh thiết có thể gây ra nhiều rủi ro, bác sĩ đã quyết định không kiểm tra khối u có phải là ác tính hay không. Theo người phụ nữ này: “Họ nói các khối ung thư hầu như không bao giờ bị vôi hóa và kết luận chúng lành tính”.

Sự nghi ngờ

Người phụ nữ 36 tuổi mắc ung thư phổi nhưng bị bác sĩ chẩn đoán nhầm thành tình trạng trào ngược axit dạ dày - Ảnh 1.

Khi cơn ho xuất hiện trở lại, Rachel đã không nghĩ hiện tượng này bắt nguồn từ khối u trong phổi.

Sau đó, vào năm 2015, anh trai của Rachel phải đi cấp cứu với các triệu chứng tương tự. Lần này, kết quả chụp X quang cũng cho thấy đây là một khối u.

Vài tuần sau, anh trai của cô qua đời vì ung thư tuyến thượng thận. Cái chết của người thân đã khiến người phụ nữ này phải cảnh giác cao độ. Rachel kể lại: “Tôi đã liên hệ với bác sĩ và họ nói sẽ kiểm tra khối u 6 tháng một lần bằng chụp cắt lớp”. Nếu không có gì thay đổi sau 2 năm, cô có thể thở phào nhẹ nhõm.

2 năm sau, mọi thứ vẫn cho thấy dấu hiệu tốt. Cô chia sẻ: “Bác sĩ nói khối u không phát triển, đó không phải là ung thư nên tôi không còn quan tâm nữa”.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2020, những cơn ho trở lại với Rachel. Dịch bệnh đang lan tràn vào thời điểm đó nên cô khá lo ngại khi nghĩ các triệu chứng này có thể do nhiễm COVID-19.

Rachel phải đi cấp cứu vào đầu tháng 3, khi cơn ho chuyển biến nghiêm trọng và xuất hiện kèm với tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy.

Người phụ nữ này cho biết: “Dù kết quả xét nghiệm cho thấy âm tính với COVID-19, bác sĩ lại nghĩ đó có thể là âm tính giả và tôi có khả năng nhiễm bệnh. Tôi trở về nhà, tự cách ly trong 2 tuần sau đó”.

Từ bác sĩ đến chuyên gia

Người phụ nữ 36 tuổi mắc ung thư phổi nhưng bị bác sĩ chẩn đoán nhầm thành tình trạng trào ngược axit dạ dày - Ảnh 2.

Rachel đã đến gặp nhiều chuyên gia khác nhau với hy vọng tìm ra lời giải cho những cơn ho dai dẳng.

Vào tháng 4 năm 2020, cơn ho vẫn liên tục hành hạ Rachel. Cô ngủ không ngon giấc vì chúng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. 2 tháng sau, người phụ nữ này tới nhờ sự trợ giúp từ một bác sĩ chuyên khoa phổi. Đó là thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch nên bác sĩ dường như không quan tâm nhiều đến trường hợp của Rachel.

Cô chia sẻ: “Sau khi xem kết quả chụp X-quang, họ chẩn đoán tôi đang mắc tình trạng trào ngược axit dạ dày, gây kích ứng thực quản. Ho mãn tính là một trong những triệu chứng tiềm ẩn của vấn đề sức khỏe này”.

Vì dùng thuốc không đem lại hiệu quả, Rachel lại đến gặp nhiều bác sĩ từ chuyên gia dị ứng, tiêu hóa đến bác sĩ về thấp khớp nhưng tất cả đều không thể giải quyết vấn đề.

Cơn ho dai dẳng gây ra vấn đề đáng lo ngại, làm suy yếu các cơ trong bàng quang của người phụ nữ này. Đến tháng 1/2021, cô không còn có thể kiểm soát được bàng quang.

Rachel chia sẻ: “Tôi cảm thấy thất bại và ngày càng kiệt sức, chán nản. Tôi không thể theo kịp công việc của mình và thậm chí phải bỏ khách hàng. Hậu quả của điều này là thu nhập giảm xuống. Mọi thứ dường như rất vô vọng khi sức khỏe của tôi ngày càng giảm sút”.

Tìm kiếm câu trả lời

Người phụ nữ 36 tuổi mắc ung thư phổi nhưng bị bác sĩ chẩn đoán nhầm thành tình trạng trào ngược axit dạ dày - Ảnh 3.

Bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành soi phổi của Rachel, xác nhận khối u là nguyên nhân gây ra cơn ho dai dẳng.

Cuối cùng, Rachel được giới thiệu đến gặp một chuyên gia về ung thư. Theo cô: “Lần đầu tiên tôi có cảm giác mình được bác sĩ lắng nghe. Điều đó làm cho tôi thực sự nhẹ nhõm”.

Cuối cùng, bác sĩ đã phát hiện khối u ở ngực là nguyên nhân gây ra những cơn ho dai dẳng. Chúng gây chèn ép thùy giữa của phổi phải, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn gần như hoàn toàn bên phổi đó. Hiện tượng này cũng gây ra bệnh viêm phổi mãn tính, làm phá hỏng phổi. Sau khi xem xét, bác sĩ cần phải cắt bỏ 1/3 lá phổi bên phải của Rachel.

Nếu không loại bỏ phần phổi bị nhiễm trùng kịp thời, tình trạng này sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn và gây ra các vấn đề về tim. Nhiễm trùng phổi cũng là nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu trong cơ thể người phụ nữ này tăng cao. Tất cả các mảnh ghép ghép lại với nhau, trả lời cho câu hỏi khiến Rachel băn khoăn trong nhiều năm.

Vào tháng 10/2021, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và người phụ nữ này đang trong quá trình hồi phục. Cơn ho dai dẳng đã biến mất, số lượng bạch cầu tiếp tục giảm xuống đến mức bình thường và chứng trầm cảm cô gặp phải cũng được cải thiện đáng kể.

Nhìn lại những gì đã trải qua, Rachel chia sẻ: “Ngay từ đầu, tôi đã coi thường các triệu chứng khi nói chuyện với bác sĩ. Trong suốt cuộc hành trình vừa qua, tôi đã tự hỏi bản thân rất nhiều lần. Chẩn đoán cuối cùng đã cho thấy tôi không sai. Hãy yêu cầu bác sĩ phải chịu trách nhiệm nếu bạn không nhận được sự chăm sóc hoặc tôn trọng thích hợp”.

(Nguồn: Health)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi sao thuốc Việt: Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Ngôi sao thuốc Việt: Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Sống khỏe - 7 phút trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, “Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ thực sự có lợi khi được dùng đúng cách.

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Một trong 3 sai lầm khiến người đàn ông 60 tuổi phải cắt bỏ ruột non là ăn quá nhiều ổi cứng và giòn, lại còn thường xuyên ăn cả phần ruột chứa nhiều hạt bên trong...

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 22 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Top