Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái thụ tinh ống nghiệm đầu tiên: Ngày ấy - bây giờ

Thứ ba, 09:55 22/09/2015 | Dân số và phát triển

Từ bé gái 3,2 kg Lan Thy - cô bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam - nay đã là nữ sinh 18 tuổi, học giỏi, đa tài.

Hơn mười năm gian nan "tìm” con

Ngày 30/4/1998, ba trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên của Việt Nam ra đời. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Còn với gia đình Phạm Tường Lan Thy, một trong 3 em bé, đó là phép màu.

Phạm Tường Lan Thy ngày bé và hiện tại.

Kể về con gái của mình, anh Phạm Xuân Tài (51 tuổi) cho biết vợ chồng anh rất khó khăn mới có được đứa con. Kết hôn năm 1986 nhưng hai vợ chồng không thể có con. Hơn mười năm không ngừng chạy chữa, vái tứ phương, hạnh phúc vẫn chưa mỉm cười với anh chị.

Tình cờ, anh được gặp bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng - khi ấy là giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ - trong hội nghị được tổ chức tại khách sạn nơi anh làm việc. Thời điểm này, kỹ thuật TTTON lần đầu tiên được bác sĩ Phượng mang về Việt Nam. Gia đình anh Tài may mắn là một trong những cặp vợ chồng đầu tiên được áp dụng phương pháp này.

Anh cho biết, thời điểm đó, hai vợ chồng đã cạn kiệt hy vọng nên cơ hội này giống như một giấc mơ. Dù vậy, phương pháp mới cũng khiến vợ chồng anh mất ăn mất ngủ vì lo lắng.

May mắn, chỉ trong lần cấy phôi đầu tiên, anh chị đã thành công. Sau khi thực hiện các biện pháp để tạo và đặt phôi, hai vợ chồng phải chờ 14 ngày để biết kết quả.

Không may, đến ngày thứ 9, chị có biểu hiện băng huyết, dọa sảy và buộc phải nằm viện gần 4 tháng để các bác sĩ theo dõi, dưỡng thai. Khi tình trạng ổn định, chị mới được về nhà, song cũng không thể làm bất cứ việc gì trong suốt thai kỳ.

Ngày 30/4/1998, sau hơn 9 tháng thai kỳ thấp thỏm lo âu, niềm vui vỡ òa trong anh Tài và gia đình khi chào đón cô con gái ra đời.

Anh đặt tên con là Phạm Tường Lan Thy. Bé nặng 3,2 kg, cơ thể hoàn thiện như bao đứa trẻ được sinh theo phương pháp bình thường khác.

"Lúc đầu, chúng tôi tính đặt tên con là Phạm Tường Lan, là tên ghép của bác sĩ Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan - hai bác sĩ trực tiếp tiến hành TTON cho vợ chồng tôi. Nhưng do tên Lan trùng với tên mẹ vợ nên hai vợ chồng đặt tên cháu là Phạm Tường Lan Thy", anh Tài giải thích.

Suốt 2 năm đầu đời, đều đặn mỗi tháng, vợ chồng anh lại phải đưa con vào viện theo dõi về những biến chứng có thể xảy ra.

“Nhiều người thắc mắc, con gái tôi được TTON thì liệu có bình giống như những đứa trẻ được sinh theo cách thông thường. Thực tế, cháu phát triển bình thường, cũng khóc, cũng biếng ăn, ho, sốt, sổ mũi...

Duy chỉ có điều đặc biệt là càng lớn, cháu càng mạnh mẽ và năng động bởi con không muốn mọi người xem thường mình”, người cha nhớ lại quãng thời gian 17 năm nuôi con.

"Em khác mọi người nên phải cố gắng gấp nhiều lần"

Nói về sự ra đời đặc biệt của mình, Lan Thy thật thà: “Em vẫn không thể nào tin được phương pháp đó lại thần kỳ đến vậy và chính em là bằng chứng cho sự thần kỳ đó”.

Tuy nhiên, sự ra đời đặc biệt ấy cũng mang lại cho cô bé những bối rối, những tình huống khó xử trong cuộc sống.

Đó là khi câu chuyện về sự "khác người" của Lan Thy trở thành chủ đề bàn tán, hay ánh mắt lạ thường của những người xung quanh khi nhìn em.

Lan Thy cùng ba mẹ ngày bé.

“Em nhớ đầu năm lớp 11, khi nghe một số chị nói mình là đồ nhân tạo nên không thể tốt bằng đồ tự nhiên. Em đã khóc rất nhiều. Sau đó, em tham gia mọi cuộc thi để khẳng định mình.

Mỗi lần muốn bỏ cuộc hay chán nản, em đều nhớ những câu nói đó để làm động lực”, Lan Thy tâm sự.

Đó cũng chính là lý do dù mới 17 tuổi nhưng Lan Thy đã sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ. Hiện tại, em là học sinh lớp12B trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) và là thành viên đội văn nghệ trường với sở trường ca hát, chơi được nhiều loại nhạc cụ và sáng tác nhạc.

cô bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên

.... và hiện tại. Ước mơ của Lan Thy là trở thành bác sĩ để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn sớm có con.

Thấu hiểu sự nhọc nhằn của bố mẹ và các bác sĩ để có mình ngày hôm nay, Lan Thy mong muốn được trở thành bác sĩ để có thể giúp ích được nhiều hơn nữa cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
 

Theo Hà Quyên/Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top