Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái 6 tuổi qua đời sau khi mắc cúm A vì nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh

Thứ sáu, 14:00 10/01/2020 | Sống khỏe

Từ tháng 11 đến tháng 1 mỗi mùa đông là đỉnh điểm của dịch cúm, trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp dễ bị cảm cúm, và rất dễ gây ra các biến chứng khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong.

Gần đây, một bé gái 6 tuổi ở Thanh Viễn (Quảng Đông, Trung Quốc) đã phải nhập viện do sốt và tiêu chảy, nhưng vì chẩn đoán sai của bác sĩ, chẩn đoán cô bé bị viêm đường ruột. Tình trạng của cô bé trở nên tồi tệ hơn trong thời gian điều trị, cha mẹ nghĩ rằng tình trạng của cô bé rất nghiêm trọng, nên 7h sáng ngày 22/12 xin giấy chuyển viện.

Bé gái 6 tuổi qua đời sau khi mắc cúm A vì nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh  - Ảnh 1.

Kết quả chẩn đoán nhầm bệnh của cô bé 6 tuổi

Qua thuốc thử nghiệm phát hiện kháng nguyên virus cúm A/B ở bệnh viện cấp cao, chẩn đoán cuối cùng là cô bé bị cúm do virus cúm A, có nhiều biến chứng do cúm A gây ra, tình trạng rất nguy cấp. Buổi chiều ngày 22/12, đứa trẻ trải qua 4 tiếng cấp cứu nhưng vô hiệu, cuối cùng đã tử vong.

Sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây ra. Có ba nhóm virus gây bệnh chính là A, B và C. Loại A, B gây ra dịch cúm hàng năm. Trong đó, cúm A thường diễn biến phức tạp, lây lan vô cùng nhanh, dẫn tới nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ. Loại C cũng dẫn tới bệnh cảm cúm nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh.

- Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.

- Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Bé gái 6 tuổi qua đời sau khi mắc cúm A vì nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh  - Ảnh 2.

Cúm là do virus cúm gây nên, khác với cảm lạnh thông thường

Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi. Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Làm thế nào để biết nếu bạn bị cảm cúm?

1. Đánh giá theo triệu chứng

Người lớn và trẻ nhỏ có triệu chứng tương tự nhau, sốt cao kèm theo ớn lạnh, đau đầu và đau chân tay, sau đó là khó chịu ở cổ họng và tiêu chảy. Lưu ý: Sốt tăng với đau nhức cơ bắp là một đặc điểm đặc trưng của bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường.

Cúm ở trẻ sơ sinh (6 tháng tuổi trở lên) rất khó phân biệt với cảm lạnh thông thường. Ở giai đoạn này của trẻ, cần phải chú ý đến bệnh thông thường của các thành viên trong gia đình. Nếu người già, cha mẹ, anh chị em,... có các triệu chứng tương tự, nếu sốt liên tục 3 ngày không giảm, ho, khan, khóc,… đó có thể là do cảm cúm.

2. Phát hiện nhanh tại nhà

Nếu bạn không chắc chắn đó là cảm lạnh thông thường hay cúm, bạn có thể lấy dịch tiết mũi họng của người bệnh để xét nghiệm kháng nguyên cúm nhanh chóng tại nhà (gọi là dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà), chỉ cần 15 phút có thể nhanh chóng chẩn đoán có phải là cúm hay không, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ, an toàn và không xâm lấn. Ngày nay, hầu hết các bệnh viện cũng áp dụng phương pháp này để thử nghiệm. So với các phương pháp xét nghiệm truyền thống, thời gian xét nghiệm được rút ngắn rất nhiều, chẩn đoán và điều trị có thể được thực hiện nhanh hơn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

1) Rửa tay thường xuyên.

2) Giữ môi trường sạch sẽ và thông thoáng.

3) Duy trì vệ sinh hô hấp tốt:

Bé gái 6 tuổi qua đời sau khi mắc cúm A vì nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh  - Ảnh 3.

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn tay,… khi ho và hắt hơi;

- Đeo khẩu trang cho những người có triệu chứng cảm lạnh;

- Giữ độ ẩm tương đối trong nhà trong khoảng từ 45% rh đến 60% rh.

4) Tránh các hoạt động ở những nơi đông người .

5) Dinh dưỡng, tập thể dục hợp lý để tăng cường thể lực và khả năng miễn dịch.

6) Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cần phải điều trị y tế sớm.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 4 phút trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 phút trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 23 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top