Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báu vật gửi lại của những người ra đi hẹn “chiến thắng mới về”!

Thứ năm, 07:15 30/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Có những cuộc ra đi không hẹn ngày về. Có những thứ quý hơn vàng phải dứt lòng bỏ lại. Cuộc trường chinh nhiều gian nan ấy đã chứng kiến hàng vạn chàng trai, cô gái bỏ lại núi rừng, bỏ lại chiến trường cả tuổi thanh xuân lẫn hạnh phúc riêng tư của mình. Ngày ra đi, họ hẹn "chiến thắng mới về", song bây giờ, kỷ vật còn được lưu trữ, có kỷ vật giờ nơi nao. Người còn, người mất, mỗi "báu vật" là một câu chuyện đời tha thiết.

Ngày hội ngộ sau 45 năm vượt dãy Trường Sơn của nhóm cán bộ đi B ngày 5/3/1969.	 Ảnh: Q.Thành

Ngày hội ngộ sau 45 năm vượt dãy Trường Sơn của nhóm cán bộ đi B ngày 5/3/1969. Ảnh: Q.Thành

 

Gặp nhau nhờ cơn đau..."dã chiến"

Đoàn tham gia kháng chiến của cán bộ Giáo dục - Y tế đi B ngày 5/3/1969, không ai không biết chuyện tình người giáo viên Hải Phòng và cô y tá Tân Tiến, Bắc Giang.

Người giáo viên đó là thầy giáo Phạm Đình Minh (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, sinh năm 1942, ở phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng) xếp bút nghiên, tình nguyện viết đơn xin đi B với một niềm khát khao: “Cống hiến, hi sinh! Chúng tôi muốn góp một phần sức lực của mình vào công cuộc giải phóng miền Nam. Là nhà giáo, vũ khí của chúng tôi là cây bút”.

Cùng thời điểm đó, nữ y sĩ Hoàng Thị Thăng, sinh năm 1950, quê ở Tân Tiến, Bắc Giang đã làm đơn tình nguyện tham gia vào đoàn cán bộ Giáo dục - Y tế đi B cùng đợt với thầy giáo Minh.

Những ngày tháng tham gia khóa đào tạo, huấn luyện của Ban Thống nhất Trung ương trước khi vượt Tây Trường Sơn, 2 người đã để lại trong nhau những ấn tượng đặc biệt. Thầy giáo trẻ khi bắt gặp nữ y sĩ với dáng hình mảnh mai, xinh đẹp mà “cả gan” theo anh, chị đi B đã nuôi ước nguyện muốn được chở che. Còn nữ y sĩ khi bắt gặp anh thầy giáo thư sinh, có chất nghệ sĩ, biết đệm đàn rất hay đã đem lòng thương nhớ.

Hành quân cùng nhau được gần một tháng thì y sĩ Thăng bị sốt rét đành chia tay đoàn, lùi lại đi sau. Hai người biệt tin nhau từ đấy. Đến năm 1970, khi cả hai đã vượt dãy Trường Sơn nhận nhiệm vụ mới, trong một buổi đang giảng dạy tại Trường Nguyễn Văn Trỗi cho con em cán bộ miền Nam, thầy Minh bị đau thận phải đi cấp cứu. Cơn đau thận định mệnh ấy đã giúp thầy giáo Minh được gặp lại người con gái mà mình thầm yêu, trộm nhớ bấy nay. Thầy Minh được đưa vào đúng bệnh viện y sĩ Thăng đang công tác. Hai người gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi... Đêm trước ngày ra viện, thầy giáo Minh đã quyết định viết thư bày tỏ lòng mình gửi y sĩ Thăng. Hai người đến với nhau từ đó. Rồi tình yêu của họ cứ lớn dần lên sau những lần gặp gỡ vội vàng, sau những tháng năm xa cách, mỏi mòn, những lần thót tim khi được tin nhau trúng đạn súng quân thù. Chuyện tình của họ đã đơm hoa kết trái trong mưa bom bão đạn.

Tìm được tên mình sau hơn nửa thế kỷ

 

Kỷ vật của chị Đinh Thu Chanh. 			(Ảnh tư liệu)
Kỷ vật của chị Đinh Thu Chanh. (Ảnh tư liệu)

 

Lần gặp lại đồng đội của mình vào tháng 8/2010, hơn nửa thế kỷ bặt tin nhau.  Đó là câu chuyện cảm động của Ông Nguyễn Tất Thắng (ở xã Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Đầu tháng 8/1954, Tỉnh ủy triệu tập cán bộ họp tại Tam An (huyện Tam Kỳ) và quyết định số lượng cán bộ đi tập kết. Cùng đồng đội ra Bắc vào năm 1956, ba năm sau, ông nằm trong danh sách đi B. Đợt đầu tiên gồm 22 cán bộ tập kết ra Bắc của Quảng Nam xung phong vào lại chiến trường miền Nam.

Mới đây, ông Thắng may mắn có trong danh sách 100 cán bộ, chiến sỹ đi B được nhận lại hồ sơ của mình trong số hơn 5 nghìn bộ hồ sơ cán bộ đi B được bàn giao cho tỉnh Quảng Nam. Dường như đó là một may mắn, bởi trong số 22 người xung phong đi B của đợt đầu tiên ấy, chỉ còn 5 người sống sót trở về. Cái tên Nguyễn Hữu Tú do cha mẹ đặt cho ông Thắng ngày nhỏ giờ chỉ còn lưu lại trong hồ sơ lý lịch cán bộ đi B đó. Bôn ba qua nhiều mặt trận, người mất kẻ còn chẳng ai dám mong sẽ tìm thấy đồng đội, đồng chí huống hồ gì những kỷ vật để lại. Nhưng dường như trong ký ức nhớ- quên của những người từng chiến đấu, chỉ cần nhắc một bí danh đã có thể gợi lại tất cả.

Và thế là họ nhận ra nhau trong buổi gặp sau nhiều năm xa cách. Ông Thắng ôm chầm người đàn ông tóc cũng bạc trắng như mình nghẹn ngào: “Mày còn sống sao Hận?”. Cuộc tái ngộ xúc động và câu cảm thán ngắn gọn của hai người đồng đội cũ ôm chầm lấy nhau khiến ai ai cũng cảm động. Nước mắt, nụ cười của tuổi già thật đáng quý. Sờ tay lên từng nét chữ mình viết, ngỡ ngàng trước chân dung thanh tú của chàng trai trong bộ hồ sơ của chính mình, họ bật cười thành tiếng mà nghe xốn xang: Gần nửa thế kỷ rồi nhỉ?!

Vết đạn trong đầu và cái áo trong tâm

Hơn 40 năm, người cựu binh Hồ Đình Hợi vẫn ngóng tìm kỷ vật chiến trường của mình. Kỷ vật của ông thật đặc biệt. 40 năm trước, ông Hồ Đình Hợi (ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) buộc phải rời chiến trường do bị trọng thương, một vết đạn cắm vào đầu và một vết khác làm gãy chân. Năm nay ông đã ngoài 60 tuổi, đôi chân không bao giờ lành bởi những vết đạn, mảnh bom khác của kẻ thù vẫn nằm lỳ trong đầu. Ông cười đùa: “Là lính chiến thì cũng nên giữ lại chút kỷ vật chiến trường. Cất giữ kiểu này thì chẳng mất đi đâu được”.

Rồi ông kể về đời quân ngũ của mình, vào chiến trường Trị Thiên từ cuối năm 1969, lúc đó đơn vị của ông còn mang cái tên Trung đoàn Nghệ An Đỏ - là tên gọi của những thanh niên xứ Nghệ lên đường nhập ngũ. Sau đó, trong quá trình chiến đấu mới sát nhập vào Trung đoàn 27, những năm 1971-1972 chiến đấu ở đường 9, Cồn Tiên, chặn hướng tiến công của địch từ phía Tây vào Quảng Trị.

Ở chiến trường, bom đạn cày xới, sinh tử liền kề, nhưng với ông Hợi, cái mùi phát ra từ cơ thể mình mới đáng nhớ nhất. “Mùi mồ hôi, mùi khói súng, mùi máu đồng đội ngày này qua ngày khác tạo nên cái mùi đặc biệt. Tôi nhớ lúc về trạm phẫu thuật, thấy áo chúng tôi nhuốm máu, một số cán bộ sư đoàn đã yêu cầu chúng tôi giao lại áo và có nói rằng giữ làm kỷ vật thời chiến. Lúc đó, cái áo lính của mình đã biến thành một màu nâu thẫm bởi pha lẫn mồ hôi và máu đồng đội. Chẳng biết giờ nó còn nữa không? Nếu còn thì chiếc áo giờ ở đâu? Nếu có cơ duyên được gặp lại chiếc áo mình đã mặc thì không còn gì bằng”, ông Hợi nói.

Nhiều năm, ông Hợi kiếm tìm, muốn một lần nào đó được sờ, được khoác lại chiếc áo năm xưa. Thế nhưng hành trình tìm chiếc áo kỷ niệm vẫn chưa có kết quả. Hai kỷ vật của người lính già Hồ Đình Hợi, một mảnh đạn luôn mang bên mình và một chiếc áo dính máu vẫn chưa rõ ở đâu?

Ai còn, ai mất?

Đứng trước gần 56.000 bộ hồ sơ cán bộ đi B ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, ông Phạm Quang Tiến, cán bộ phòng đọc, người hàng ngày tiếp xúc với những bộ hồ sơ kỷ vật bùi ngùi: “Có thân nhân nhờ những thông tin ở đây mà tìm được phần mộ của liệt sỹ. Rất nhiều cán bộ gặp lại kỷ vật của mình không giấu nổi nước mắt nghẹn ngào. Nhưng cũng rất nhiều, rất nhiều kỷ vật nằm im đó nhiều năm mà không biết chủ nhân giờ còn hay mất? Còn thì đang ở đâu?”.

Ông Tiến đưa cho tôi bộ hồ sơ kỷ vật của cán bộ đi B Đinh Thu Chanh, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1943, một người con của dân tộc Hre thuộc xã Sơn Long, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Bộ hồ sơ gồm nhiều giấy tờ, tài liệu đã chuyển màu ố vàng; lý lịch, 149 ảnh, bằng khen, giấy khen, huy chương… Nhưng theo ông Tiến, kỷ vật đáng chú ý nhất đó là phần thưởng mà chị Đinh Thu Chanh được trao thưởng tại Đại hội Đoàn viên Thanh niên xuất sắc chống Mỹ cứu nước do Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Khu Tự trị Việt Bắc khen tặng.

Đó là một tờ giấy bằng khổ A4 cũ kỹ, in hình anh Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường trong ngày anh bị giặc xử bắn (ngày 15 tháng 10 năm 1964). Phía dưới ảnh là dòng chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh anh dũng của anh Trỗi, đồng thời nhắn nhủ mọi người yêu nước và các cháu thanh niên học tập, noi gương Anh. Đây đúng là một phần thưởng đặc biệt. Phần thưởng nhỏ bé về vật chất nhưng nó lại có giá trị tinh thần vô cùng to lớn, nó đã là động lực cho hàng nghìn thanh niên lúc bấy giờ cống hiến và hi sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hồ sơ, kỉ vật này đã được lưu giữ 50 năm, nhưng còn chủ nhân của nó, không biết nay ở đâu, còn hay mất? Thời gian qua, những người làm công tác lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã chỉnh lí, sắp xếp hồ sơ, kỉ vật của chị và biết trong đó ngoài hồ sơ lí lịch còn có một số kỉ vật khác, muốn liên lạc với chị nhưng chưa có kết quả.

Chúng tôi tìm cách liên lạc về xã Sơn Long và các đơn vị tập kết ngoài Bắc nhưng tất cả đều không có thông tin gì về người con gái dân tộc Hre này cả. Ông Tiến cũng như nhiều cán bộ ở đây hy vọng sau khi bài viết được đăng, những thông tin về hồ sơ của chị sẽ đến được với chị hoặc người thân để họ có thể gặp lại nhau.

Gần 56.000 bộ hồ sơ kỷ vật là chừng ấy câu chuyện của quá khứ hào hùng. Nơi này, muôn vạn câu chuyện đời vẫn vẹn nguyên qua năm tháng, dẫu thời gian, gió mưa có thể bào mòn mọi thứ!

 

 Theo hồ sơ lý lịch lưu lại ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chị Đinh Thu Chanh từ quê nhà Sơn Long tập kết ra Bắc khi còn nhỏ, đã học tập, trưởng thành, được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và công tác tại Trường Y sĩ khu Tự trị Việt Bắc. Năm 1966, chị tự nguyện quay trở về chiến đấu, giải phóng quê hương. Người và kỷ vật đã xa nhau chừng ấy thời gian.

 

Chiến tranh lùi xa, nhưng điều ông Hợi không thể nào quên là những lần khiêng thương binh, khiêng đồng đội đã hy sinh về hậu cứ. “Có những đồng đội bị thương máu chảy túa ra cả người không có cách nào cầm được. Có những thương binh phải cõng vài cây số, máu chảy cả mặt mình, chảy vào mắt, mũi và cả miệng.  Có những đồng chí đã hi sinh khi chưa về đến hậu cứ”, ông nói.

Nguyễn Quang Thành/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 1 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm cố gắng, cuộc sống của Đồng Văn Hùng và gia đình đã thay đổi hoàn toàn.

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo phương án đề xuất đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ bố trí 2.248 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn, mỗi Tổ sẽ có 3 thành viên.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 18/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Pháp luật - 6 giờ trước

Hiện lực lượng công an đang phối hợp để xác minh danh tính và tiến hành xử lý theo quy định về vụ việc nhóm học viên tập yoga giữa đường.

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Pháp luật - 6 giờ trước

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, TP Hồ Chí Minh xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện với 46 nạn nhân. Trong đó có đến 40 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Top