Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo vệ Bác Hồ về tiếp quản thủ đô Hà Nội

Chủ nhật, 08:15 04/10/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ngày 20/7/1954, Hội nghị Genève về đình chiến, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Thực dân Pháp cam kết rút hết quân khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia.

 
Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Vĩ tuyến 17 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên rút quân tập kết. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
 

Trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Hùng. Tại đây Người căn dặn cán bộ, chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

 
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở Hà Nội những ngày quân và dân ta chuẩn bị tiếp quản diễn ra hết sức phức tạp. Mặc dù bị thất bại, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp vẫn âm mưu phá hoại việc thi hành hiệp định Genève. Chúng cho tay sai khiêu khích, phá hoại việc ngừng bắn, chuyển quân tập kết, phá hoại cầu đường, các công trình văn hoá và nhiều tài sản công cộng. Chúng bí mật giúp bọn Đại Việt thành lập cái gọi là “Trung đoàn Thủ đô”, giúp bọn Quốc dân đảng tập hợp lực lượng vũ trang, gây rối loạn khi ta về tiếp quản Thủ đô Hà Nội để tạo cớ cho Mỹ can thiệp, tìm mọi cách ám hại cán bộ, nhất là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và lãnh tụ.
 
Trước tình hình đó, kế hoạch bảo vệ Bác Hồ về tiếp quản Thủ đô Hà Nội được Trung ương Đảng chỉ đạo thống nhất và hết sức chặt chẽ. Đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương được giao nhiệm vụ thành lập một đoàn công tác tiền trạm để gấp rút tiến hành những công việc chuẩn bị đón Bác, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, Chính phủ về Hà Nội.
 
Đoàn tiền trạm gồm: đồng chí Tạ Quang Chiến công tác tại Văn phòng Phủ Thủ tướng (sau này đồng chí Tạ Quang Chiến là Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao); đồng chí Phan Văn Xoàn - Cục Cảnh vệ - Bộ Công an (sau này đồng chí Phan Văn Xoàn là Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ); đồng chí Quách Quý Hợi - Cục Cảnh vệ, đồng chí Nông Đức Chiến (Bộ Tổng Tham mưu – Quân đội nhân dân Việt Nam), đồng chí Tạ Đình Hiểu - Trung đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Trung đoàn 600 thuộc Sư đoàn 350 (đồng chí Tạ Đình Hiểu sau này là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô) và một số đồng chí khác. Đoàn công tác nhanh chóng xây dựng kế hoạch sát hợp với tình hình thực tế. Công tác bảo vệ Bác Hồ lúc đó, việc đầu tiên phải làm là xác định tuyến đường đi, tính toán từng trạm nghỉ dừng chân trên đường; chỗ làm việc và ăn nghỉ tạm thời của Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội, phối hợp với Ban Tài chính Quản trị Trung ương lo địa điểm nơi ở và làm việc của Bác, bố trí lực lượng trinh sát, phối hợp với lực lượng quân đội, công an và các địa phương có liên quan kết hợp bảo vệ.
 

Ngôi nhà ba gian gần bờ ao cách Phủ Chủ tịch khoảng 300 mét.

 
Sau khi tìm chọn tuyến đường và địa điểm xong, một bộ phận của đoàn tiền trạm quay lại ATK. Sau khi nghe bộ phận tiền trạm báo cáo cụ thể, Bộ Công an trình lên Bác và Người quyết định đi theo đường mà tổ tiền trạm đã chuẩn bị. Đó là con đường có thể hành quân bằng ô tô nhưng đảm bảo an toàn từ ATK Yên Sơn qua Đại Từ, Thái Nguyên, qua Vĩnh Yên rồi sau đó theo Quốc lộ 2 về thị xã Sơn Tây để về Hà Nội. Đoàn bảo vệ Bác và một số đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng ngay từ đầu tháng 8/1954 đã chuyển địa điểm từ Yên Sơn (Tuyên Quang) về Đại Từ (Thái Nguyên) theo đường mà đoàn công tác tiền trạm chuẩn bị trước. Tại đây Bác đã triệu tập toàn bộ cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ để căn dặn trước khi về Thủ đô Hà Nội. Người nói: “Bác cháu ta từng chịu gian khổ trong kháng chiến đã quen, nay về Hà Nội, địch chiếm đóng lâu năm, đầy rẫy những cảnh sống xa hoa, trụy lạc nên dễ nảy sinh tư tưởng thèm muốn hưởng thụ. Vì vậy, Bác dặn các cô các chú phải vững vàng, đừng sa ngã trước “viên đạn bọc đường”.
 
Nơi dừng chân cuối cùng ở căn cứ địa Việt Bắc của Bác tại Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chính tại đây, lực lượng Cảnh vệ đã bảo vệ Bác đến thăm Đền Hùng tại xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là xã Hy Lang, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Tại đây Bác đã nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên phong (tức Sư đoàn 308 - lực lượng chủ lực về tiếp quản Thủ đô); Người đã căn dặn các cán bộ chiến sỹ:  “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
 
Ngày 12/10/1954, đơn vị trực tiếp bảo vệ Bác rời Đại Từ (Thái Nguyên) về thị xã Sơn Tây. Bác nghỉ ở Thành cổ Sơn Tây và tại một ngôi chùa ngay chân đê thuộc thôn Phù Xa, xã Viên Sơn. Địa điểm này rất thoáng mát và thuận lợi cho công tác bảo vệ. Bảo vệ tiếp cận Người thời gian này gồm đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Long Văn Nhất, Nguyễn Văn Dũng, đồng chí Phạm Văn Nền lái xe cho Bác.
 
Ngày 14/10/1954, Bác rời thị xã Sơn Tây về Hà Nội. Những ngày đầu ở Thủ đô, Bác ở và làm việc tại ngôi nhà trong nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện Hữu Nghị). Bác ở và làm việc tại một phòng trên tầng hai (nay là nhà A4- khoa tim mạch) có cửa sổ nhìn xuống cổng phía đường Trần Khánh Dư, ở vị trí này rất dễ quan sát khi có động tĩnh. Vì là địa điểm được chuẩn bị trước nên công tác bảo vệ không những đảm bảo chặt chẽ mà còn có nhiều thuận lợi. Lực lượng vũ trang của Trung đoàn 600 có một trung đội bảo vệ vòng ngoài, các lối đi, cổng ra vào đều bố trí trạm gác, tuần tra, bên trong do lực lượng bảo vệ tiếp cận canh gác thường xuyên 24/24giờ.
 
Bác ở và làm việc tại nhà thương Đồn Thuỷ được hơn 2 tháng thì Trung ương mời Người về khu Phủ Chủ tịch ở (Phủ Toàn quyền cũ). Theo ý định của Trung ương muốn mời Bác về ở và làm việc tại ngôi nhà Phủ Chủ tịch, đã được sửa sang tu bổ lại sạch sẽ để tiện chủ trì các cuộc họp Chính phủ, tiếp khách trong nước và nước ngoài. Khi nghe đồng chí Nguyễn Lương Bằng báo cáo ý định này của Trung ương, Bác đến xem và khen ngôi nhà to và đẹp nhưng quyết định không ở và cho tu sửa lại căn nhà ba gian gần bờ ao cách Phủ Chủ tịch khoảng 300 mét để ở. Căn nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện làm việc cho chế độ cũ nay bỏ không. Người nói: “Một mình Bác ở như vậy là vừa rồi, lại gần Phủ Chủ tịch khi hội họp tiếp khách đi bộ sang cũng tiện”.
 
Ngày 19/12/1954, đúng chín năm sau, kể từ ngày Bác Hồ phải rời Thủ đô Hà Nội trở lại “hậu phương lưu trú” để tiếp tục lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp; nay Bác dọn về ở trong Phủ Chủ tịch. Công tác bảo vệ Bác tại đây có nhiều thuận lợi, lực lượng vũ trang của Trung đoàn 600 bảo vệ vòng ngoài; vòng trong lực lượng Cảnh vệ lập các trạm gác hoá trang, có bảo vệ tiếp cận ngày đêm nơi Bác ở và làm việc.
 
Mặc dù tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội ở Thủ đô Hà Nội những ngày mới giải phóng hết sức phức tạp, bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ và Pháp như Đại Việt, Việt Nam quốc dân đảng, Phục quốc... tìm mọi cách chống phá, cài lại bọn tay sai để thực hiện âm mưu phá hoại, nhất là tìm cách ám hại lãnh tụ, nhưng được sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ của Trung ương mà trực tiếp là Bộ Công an, lực lượng Cảnh vệ đã phối hợp với lực lượng quân đội và các lực lượng có liên quan bảo vệ an toàn Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước những ngày về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.   
 
Nguyễn Đức Quý
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 3 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 4 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top