Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạo lực với trẻ em gia tăng trong những ngày giãn cách, nhiều hệ lụy đau lòng phía sau

Thứ hai, 14:04 20/09/2021 | Gia đình

GiadinhNet – Sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội) nghi do bố bạo hành xảy ra khi đang giãn cách xã hội vô cùng xót xa. Theo các chuyên gia, trong thời gian này, tỷ lệ trẻ bị bạo lực có xu hướng gia tăng. Bạo lực với trẻ em sẽ để lại nhiều hệ lụy đau lòng phía sau.


Trẻ bị bạo lực gia tăng

Đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến mối quan hệ gia đình cả hướng tích cực và tiêu cực. Thời gian ở nhà nhiều hơn, các thành viên có cơ hội sống chậm hơn, cải thiện mối quan hệ gia đình. Nhưng cũng có không ít gia đình, tiêu cực xuất hiện nhiều hơn. Nhiều bậc cha mẹ cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của con cái và chính bản thân mình.

Trong những ngày giãn cách xã hội, sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội) nghi do bố bạo hành đã gây bức xúc dư luận. Thực tế, trong thời gian này, tỷ lệ trẻ bị bạo lực có xu hướng gia tăng. Số liệu thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ 111, trong thời gian giãn cách xã hội nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn, đề nghị can thiệp có liên quan tới bạo lực trẻ.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 48% trẻ gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% trẻ bị đánh. Nhiều trẻ cảm thấy bố mẹ không gần gũi, không quan tâm, thậm chí bị chính người cha, người mẹ bạo hành trong thời gian giãn cách vì căng thẳng, áp lực về kinh tế, việc làm, stress.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng cho thấy vào quý 1 năm 2021 có ¾ số trẻ em tham gia mẫu khảo sát đã trải qua ít nhất một hình thức bạo hành, bạo lực trong gia đình. Ở những khu vực kinh tế khó khăn, trình độ học vấn cha mẹ thấp… trẻ càng bị bạo lực nhiều hơn.

Bạo lực với trẻ em gia tăng trong những ngày giãn cách, nhiều hệ lụy đau lòng phía sau - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chuyên gia tâm lý Hương Hồng – Thường trực Thư viện Lưu trú thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, trẻ em là đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương nên trong thời gian giãn cách, khi người lớn bị căng thẳng dường như họ "ứ rác tâm lý" không biết cách giải tỏa. Cả ngày ở trong nhà, người lớn cũng không hề ý thức được rằng, họ chỉ đang tìm cái gì đó đổ bỏ rác trong lòng mình.

Bản năng của con người là khả năng tự bảo vệ mình nên thường họ sẽ đổ rác vào những người yếu thế hơn họ, người không có khả năng phòng vệ trước họ. Những người này thường là phụ nữ và trẻ em, người mà hằng ngày họ chở che, yêu thương. Trẻ ở nhà quá lâu cũng căng thẳng, có những hành vi chống đối dẫn tới cha mẹ không làm chủ được hành vi. Hơn nữa, khi làm việc ở nhà, thời gian gần con nhiều hơn cha mẹ có thể đặt ra những kì vọng, yêu cầu về học tập mà con có thể khó lòng đáp ứng được. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng bạo lực gia đình cả về mặt tinh thần lẫn thể chất" – chuyên gia Hương Hồng chia sẻ.

Hệ lụy đau lòng

Theo bà Nguyễn Phương Linh - Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), bạo lực gia đình dưới mọi hình thức đều không thể chấp nhận và vi phạm pháp luật. Bạo lực với trẻ em càng cần nghiêm trị bởi để lại hậu quả nghiêm trọng với trẻ.

Bạo lực gia đình với trẻ em ngoài tạo vết thương về thể chất còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Nó có thể tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi, bực tức và khi thường xuyên bị bạo lực sẽ có xu hướng thu mình lại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ phải chịu những hình thức đánh mắng, trừng phạt thể chất và tinh thần có xu hướng bạo lực khi lớn lên. Trẻ có suy nghĩ lệch lạc khi có xu hướng thích bạo lực, tin rằng việc dùng bạo lực là cách tốt nhất để đạt được điều mình muốn. Ngược lại có những trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, trầm cảm. Đau lòng hơn, nhiều trường hợp trẻ mất đi niềm vui vào cuộc sống, rơi vào khủng hoảng đã tự kết liễu cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý cũng nhấn mạnh rằng, việc bạo hành thể chất gây tổn thương cho trẻ dễ nhìn thấy nhưng với bạo hành tinh thần khó nhận diện hơn. Nhiều người cho rằng việc dạy con bằng mắng chửi, nhận xét con trẻ theo kiểu chê bai, kì thị… là điều bình thường mà không biết mình đang bạo hành tinh thần trẻ.

Để phòng ngừa bạo lực với trẻ em, hơn ai hết, mỗi người làm cha, làm mẹ cũng cần nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm với con mình để ứng xử phù hợp, giảm thiểu nguy cơ bạo lực từ gia đình. Việc quản lý cảm xúc bản thân tốt là một trong những điều quan trọng để tránh chính mình gây bạo lực cho con như: Tránh trừng phạt, đánh đập hay dùng những lời lẽ xúc phạm con. Cha mẹ cần kiên nhẫn, dành thời gian nói chuyện với con để tìm hiểu lý do, giúp con điều chỉnh… Trong thời gian giãn cách hãy tận dụng thời gian để cùng con gắn kết, hiểu nhau hơn bằng các hoạt động chung như: xem một bộ phim, vẽ tranh, nhảy...

P.Thuận


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Phụ nữ sinh tháng này có số làm mệnh phụ phu nhân, lấy chồng giàu có

Phụ nữ sinh tháng này có số làm mệnh phụ phu nhân, lấy chồng giàu có

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - 5 cung hoàng đạo nữ này sinh ra đã có số kết hôn với người giàu sang, cả đời ăn sung mặc sướng.

Tháng 5 đầy hứa hẹn của 5 con giáp, không chỉ được quý nhân phù trợ thăng hoa trong tình yêu mà còn may mắn trong việc này

Tháng 5 đầy hứa hẹn của 5 con giáp, không chỉ được quý nhân phù trợ thăng hoa trong tình yêu mà còn may mắn trong việc này

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Tháng 5 hứa hẹn sẽ mang đến tình yêu ngọt ngào, hứa hẹn một chặng đường phía trước đầy phấn khởi và thịnh vượng cho năm con giáp.

Tranh cãi chuyện người đàn ông đòi lại sính lễ sau cái chết của vợ sắp cưới

Tranh cãi chuyện người đàn ông đòi lại sính lễ sau cái chết của vợ sắp cưới

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Việc người đàn ông ở Trung Quốc đòi nhà gái trả sính lễ do vị hôn thê tự tử ngay trước lễ đính hôn khiến nhiều cư dân mạng phẫn nộ, nhưng nhiều người khác lại bênh.

Top