Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo động tình trạng nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ khiến bệnh nhi hỏng mắt

Thứ năm, 15:00 07/06/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các bác sĩ Khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương), mỗi năm, tại đây tiếp nhận 4-5 bệnh nhi bị tổn thương mắt rất nặng do nhỏ sữa mẹ. Những trường hợp này đều rất khó điều trị.


Cận cảnh mắt trái đã bị tổn thương nặng của bé K (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Cận cảnh mắt trái đã bị tổn thương nặng của bé K (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Ân hận vì dùng sữa mẹ nhỏ mắt chữa bệnh cho con

Mới đây nhất, Khoa Mắt trẻ em tiếp nhận bé N.K (7 tháng tuổi, ở Sốp Cộp, Sơn La) trong tình trạng suy dinh dưỡng độ 1, ăn uống kém, mắt bên trái bị viêm loét hoại tử toàn bộ giác mạc, thủy tinh và mống mắt cũng không thể giữ lại vì có thể viêm nhiễm, lan sang mắt bên kia.

Mẹ bé K cho biết, khi thấy con mình có triệu chứng sưng đỏ bên mắt trái, chị đã nhỏ sữa vào mắt của bé K. Theo chị, ở quê rất nhiều người làm như vậy. Sau khi nhỏ sữa, bé K chỉ khóc ngày đầu, mấy ngày sau bé không quấy khóc nữa nên mẹ bé tin cách làm của mình là “hiệu nghiệm”. Cứ như vậy, trong một tuần liên tục ngày nào chị cũng nhỏ sữa vào mắt con.

Tuy nhiên, tình trạng của bé K không những không đỡ mà càng ngày càng nặng. Một tuần sau, khi thấy con không thể mở mắt ra được nữa, gia đình bé cuống cuồng đưa con đi khám ở bệnh viện huyện Sốp Cộp. Lúc này, mắt bé đã bị nhiễm khuẩn nặng. Lập tức, các bác sĩ gửi bé chuyển tuyến lên Bệnh viện Mắt Trung ương điều trị. Do mắt trái bé K đã hoại tử gần hết, không thể điều trị hay ghép giác mạc, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ hoàn toàn và lắp mắt giả.

Đây không phải lần đầu các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận và điều trị các ca tương tự. Mỗi năm, tại đây tiếp nhận 4-5 bệnh nhi bị tổn thương mắt rất nặng do nhỏ sữa mẹ. Cách đây không lâu, Viện Mắt tiếp nhận bệnh nhi Đ.P.T (16 ngày tuổi, ở Phù Yên, Sơn La). Khi mới được 3 ngày tuổi, vì thấy bé T có gỉ trong mắt, mẹ bé T đã nhờ bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Yên khám, được kê 2 lọ nước muối sinh lý và 1 lọ thuốc điều trị đau mắt cho bé T. Tuy nhiên, vì sốt ruột con không đỡ nên mẹ bé T đã nghe lời mách của những người xung quanh, nhỏ 3-4 giọt sữa mẹ vào mắt con mỗi ngày nhằm giúp con khỏi đau mắt. Được hai ngày, mắt bé T sưng to, chảy mủ trong mắt. Thấy tình trạng con nặng, chị đưa con xuống Trạm Y tế xã, rồi chuyển lên Trung tâm Y tế huyện Phù Yên. Tuy nhiên, 2 ngày tiếp theo, bên trong mắt bé T đã nổi bong bóng, nguy cơ hỏng mắt rất cao nên chuyển Bệnh viện Mắt Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, bé có nguy cơ bị loét thủng giác mạc hai mắt.

Viêm nhiễm nặng vì nhỏ sữa mẹ

Các bác sĩ chuyên ngành Nhãn khoa trẻ em cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng loét thủng giác mạc của bệnh nhi T hay bé K là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Trong khi gia đình không tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, thiếu hiểu biết, nhỏ sữa mẹ vào mắt cho con. Theo các bác sĩ, mọi người vẫn cho rằng, sữa mẹ có kháng thể, với nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng, có thể chữa được rất nhiều bệnh trong đó có đau mắt. Trong khi đó, thực tế thì sữa mẹ khi nhỏ vào mắt trẻ, sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, góp phần gây ra bội nhiễm, làm tổn thương mắt nặng, làm tình trạng bệnh diễn biến nặng rất nhanh. Nhỏ sữa vào mắt trẻ dễ gây ra một số bệnh lý về mắt viêm kết mạc, thủy giác mạc, hỏng mắt.

Từ các trường hợp trên, các bác sĩ Khoa Mắt trẻ em khuyến cáo, đỏ mắt chỉ là 1 hiện tượng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, với trẻ nhỏ, khi thấy có hiện tượng đỏ mắt, chảy nước mắt, có ghèn… thì cần nhỏ nước muối sinh lý (loại đã tiệt trùng), dùng khăn sạch vệ sinh, tuyệt đối không để tay bẩn, khăn bẩn chạm vào mắt. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, hay dùng các loại phương pháp dân gian, các loại thuốc lá nhỏ vào mắt trẻ, vì nếu dùng không đúng loại, không đúng liều lượng sẽ gây ra các biến chứng khó lường.

Các bác sĩ cho biết, trẻ mắt đỏ, sưng nề, ra nhiều gỉ mắt… là một số biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp), là một bệnh lý khá phổ biến về mắt. Thời tiết, không gian sống ẩm thấp sẽ tạo điều kiện phát triển bệnh viêm kết mạc, nhất là với trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch trẻ còn yếu. Vi khuẩn (Staphylococus, Hemophilus Influenza...) hoặc virus (Adeno virus) chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc. Bệnh thường dễ lây lan, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày, sự dụng chung dụng cụ vệ sinh như khăn mặt, gối… Bệnh lây do chất tiết mắt của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người bình thường.

Khi bị bệnh, ngoài những biểu hiện trên, trẻ thường có kèm theo chứng sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt khiến bé hay quấy khóc. Mặc dù bệnh viêm kết mạc thường không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng của bệnh khoảng 20%. Hậu quả của việc biến chứng thường để lại sẹo giác mạc, khiến thị lực trẻ bị suy giảm.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như: Gỉ vàng, viêm đỏ… thì các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc hay làm theo các mẹo truyền miệng. Trong trường hợp này cha mẹ nên cho bé đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ trực tiếp chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị hợp lý.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top