Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo động bệnh thiếu máu di truyền: Chờ mãi chưa đến... dậy thì (1)

GiadinhNet - Nhìn hai đứa con chậm phát triển cả về thể xác và trí tuệ, chị Tường (Thái Nguyên) buồn lòng vì sự bất lực của mình trước căn bệnh các con mắc phải - bệnh Thalassemia thiếu máu di truyền.

 
Đứa con gái 19 tuổi mãi chưa đến ngày dậy thì, thấp bé, vàng vọt, tự ti với khuôn mặt "đặc thù" của bệnh. Còn cậu con trai 12 tuổi của chị không đủ sức khỏe theo chúng bạn đến trường.

Những đứa trẻ thiệt thòi

Các con của chị Tường là hai trong số những đứa trẻ thiệt thòi mắc phải căn bệnh di truyền từ cha mẹ.

Cả hai vợ chồng chị Tường đều mang trong mình gene lặn bệnh Thalassemia - bệnh thiếu máu di truyền mà không biết. Ban đầu, nhìn đứa con đầu lòng chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển chị nghĩ rằng trời không cho nó được may mắn như người khác. Rồi đứa con thứ hai sinh ra sớm có biểu hiện như đứa đầu, vì là con trai nên vợ chồng chị rất lo lắng đến giống nòi của mình, lặn lội đưa con về Hà Nội chữa bệnh. Phải rất lâu sau khi được nghe bác sĩ phân tích, vợ chồng chị mới hiểu rằng, những đứa con của họ mang trong mình căn bệnh khó khăn này.

TS Dương Bá Trực - Chủ nhiệm Khoa Huyết học lâm sàng, BV Nhi TƯ cho biết, Thalassemia là một bệnh về máu có tính di truyền. Người mắc phải căn bệnh này cơ thể bị giảm trầm trọng khả năng sản xuất ra hemoglobin (một thành phần quan trọng của hồng cầu), làm cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng và ứ đọng sắt. Hiện tại, Khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi TƯ quản lý tới hơn 1.000 hồ sơ bệnh nhân Thalassemia, số đến truyền máu mỗi tháng tới 120 - 150 trường hợp. Tại khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), mỗi năm cũng tiếp nhận từ 800 - 1.000 lượt bệnh nhân Thalassemia nhập viện điều trị. Còn tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên... cũng có hàng trăm bệnh nhân đến để được điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, số bệnh nhân đến khám và điều trị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người mắc bệnh. Còn nhiều người chưa biết mình mắc bệnh hoặc biết nhưng không có điều kiện để theo đuổi việc truyền máu, điều trị. Con số bệnh nhân ngoài cộng đồng có thể lên tới hàng chục nghìn người.

Gánh nặng về tinh thần và bệnh tật

Các thể bệnh Thalassemia

- Thể nhẹ: Đây là những người chỉ mang gene bệnh, không có triệu chứng lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.

- Thể trung gian: Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3 - 6 tuổi.

- Thể nặng: Bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5 - 6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan, lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt: Xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.

- Thể rất nặng: Bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai.

Phần lớn những trẻ sinh ra mắc bệnh không được phát hiện bệnh sớm, các cặp vợ chồng mang gene bệnh không được tư vấn trước và sau khi kết hôn. Thậm chí, hầu hết họ không hề biết mình mang gene bệnh, chỉ đến khi sinh ra những đứa con bệnh tật mới hay.

Theo TS Trực, đây là bệnh phải được truyền máu suốt đời, trung bình một tháng/lần, ít nhất phải đảm bảo được lượng hemoglobin từ 70g/l trở lên. Nhưng hầu hết các bệnh nhân đều không được điều trị như vậy. Thậm chí, có những trẻ đến bệnh viện nồng độ hemoglobin chỉ còn 20g/l. Sau truyền máu, bệnh nhân cần được thải sắt, vì bản thân bệnh Thalassemia làm tăng hấp thụ sắt, cộng với quá trình truyền máu nhiều làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn, nếu không được thải sắt sẽ dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy tim, gãy xương, đái tháo đường...

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là phần lớn các bệnh nhân không được truyền máu và thải sắt thường xuyên do gia đình không có đủ chi phí để điều trị, cùng đó là lượng máu để truyền hiện cũng khan hiếm. Theo BS Nguyễn Thị Hồng Nga - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của BV Truyền máu - Huyết học TP HCM, bệnh Thalassemia chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh về máu tới khám và điều trị tại đây. Còn TS Nguyễn Thị Minh Cầm - Trưởng khoa Truyền máu của BV Nhi TƯ cho biết, lượng máu BV tiếp nhận từ Viện Huyết học Truyền máu TƯ chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của BV. Có tới 30% bệnh nhân Thalassemia phải sử dụng máu của người nhà, nhưng với việc truyền máu định kỳ của bệnh nhân thì bản thân người nhà cũng không thể đáp ứng được.

Bệnh không chỉ đem lại gánh nặng cho gia đình về chi phí điều trị mà còn đem lại những gánh nặng về mặt tinh thần cho bản thân người bệnh. PGS.TS Bùi Văn Viên - Bộ môn Nhi, ĐH Y Hà Nội cho biết, theo đánh giá kết quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân Thalassemia tại BV Nhi TƯ, có tới 81,9% bệnh nhân cảm thấy buồn chán vì bệnh tật của mình; 65% cảm thấy mình khác biệt với mọi người; 50,5% lo lắng vì khuôn mặt bất thường; 72,7% bệnh nhân trên 17 tuổi lo lắng về tương lai và không tự tin vào bản thân.

Đánh giá này cũng cho thấy, trong số 32 bệnh nhân nam trên 10 tuổi, có tới 23 bệnh nhân chưa có biểu hiện dậy thì và có 15/25 bệnh nhân nữ tương tự. PGS.TS Bùi Văn Viên cũng cung cấp thêm số liệu của một số các nghiên cứu khác cho thấy, tất cả bệnh nhân đến 15 tuổi chưa hề có biểu hiện dậy thì, bệnh nhân nữ có kinh nguyệt lần đầu rất muộn, trung bình là 18,3 tuổi.
 
(còn nữa)
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top