Hà Nội
23°C / 22-25°C

Băng qua đại dịch Covid-19, những ngành nghề nào đang "hốt bạc"?

Chủ nhật, 11:15 17/10/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500 đối với 339 doanh nghiệp niêm yết có đến 53,1% doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng lợi nhuận từ năm 2019 - 2020 và 6 tháng đầu năm nay.

Hốt tiền nhờ đào loại côn trùng trước dùng cho gà ăn giờ lại trở thành 'thần dược' cho đàn ôngHốt tiền nhờ đào loại côn trùng trước dùng cho gà ăn giờ lại trở thành "thần dược" cho đàn ông

GiadinhNet - Từng chỉ để dùng cho gà ăn nhưng giờ đây loại côn trùng này lại trở thành hàng hiếm, giá trị lên đến 300.000 - 350.000 đồng/kg.

Trong báo cáo mới nhất về Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021 mà Vietnam Report vừa công bố, suốt 5 năm qua, ngành bất động sản - xây dựng, ngành tài chính và ngành thực phẩm - đồ uống vẫn luôn giữ vững vị trí là top 3 ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất Bảng xếp hạng PROFIT500.

Trong khi nhóm ngành tài chính và ngành thực phẩm - đồ uống luôn ổn định và lần lượt dao động quanh mức 11% và 10% xuyên suốt giai đoạn 2017 - 2021 thì ngành bất động sản - xây dựng đã có bước nhảy vọt trong năm 2019 khi tăng mạnh từ 14,8% (năm 2018) lên mức 23,9% - chiếm gần 1/4 tổng số doanh nghiệp trong bảng.

Phân tích từ dữ liệu thống kê trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kép về lợi nhuận (CAGR) trung bình của tất cả các doanh nghiệp trong PROFIT500 là 10,12%. Trong đó, 7 ngành đạt chỉ số CAGR cao nhất và có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng chung là: ngành thép (34,5%); ngành bán lẻ (17,5%); ngành tài chính (17,3%); ngành nông nghiệp (16%); ngành thực phẩm - đồ uống (11,9%); ngành hóa chất (11,7%) và ngành bất động sản - xây dựng (10,8%).

Đây cũng được xem là những ngành có tiềm năng tăng trưởng và góp phần tích cực cho đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Nếu xét theo quy tắc 70 (phép màu của tăng trưởng trong kinh tế học), ngành thép đạt được ngưỡng tăng trưởng 34,5%, tức chỉ cần 2 năm lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp ngành thép sẽ được nhân đôi (70/34,5). Tương tự các doanh nghiệp bán lẻ và tài chính mất khoảng 4 năm so với mức trung bình chung 7 năm (70/10,12) của toàn bộ doanh nghiệp PROFIT500 để đạt được quy mô lợi nhuận tăng lên gấp đôi.

Băng qua đại dịch Covid-19, những ngành nghề nào đang "hốt bạc"? - Ảnh 2.

Ngành thép dẫn đầu về tốc độ sinh lợi (Nguồn: VNR).

Hiệu quả sử dụng tài sản khối DNNN tụt mạnh

Báo cáo của Vietnam Report đánh giá, đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện từ năm 2020 đã gây ra không ít khó khăn đến tình hình sản xuất kinh doanh tại thị trường trong nước cũng như cản trở hoạt động xuất nhập khẩu tới các quốc gia khác.

Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500 năm 2021 đối với 339 doanh nghiệp niêm yết cho thấy có đến 53,1% doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng lợi nhuận trong suốt giai đoạn 2019 - 2020 và 6 tháng đầu năm nay.

Bên cạnh đó, 24,4% doanh nghiệp đã bắt đầu phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay. Đây là dấu hiệu tích cực cho biết các doanh nghiệp niêm yết trong PROFIT500 đã dần thích ứng với sự thay đổi của các điều kiện kinh doanh sau khi đại dịch xuất hiện.

Ngoài ra, 14,2% doanh nghiệp trong số này bị tăng trưởng chậm lại và ghi nhận mức lợi nhuận 6 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2020. Còn lại, 8,3% doanh nghiệp thuộc nhóm phục hồi chậm với lợi nhuận giảm 2 kỳ liên tiếp - lợi nhuận năm 2020 giảm so với năm 2019 và 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra trong một khoảng thời gian dài, cả 3 khu vực kinh tế đều chứng kiến sự suy giảm ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) bình quân so với Bảng xếp hạng PROFIT500 năm trước.

ROA bình quân khu vực FDI giảm nhẹ từ 12,5% (năm 2020) xuống 12,4%. Khu vực kinh tế tư nhân ghi nhận ROA bình quân năm giảm còn 9,4% so với mức 9,8% của năm trước. Đặc biệt, khu vực Nhà nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giảm từ 11,7% (năm 2020) xuống 8,4%, điều này đã khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản của khối doanh nghiệp này bị tụt xuống mức thấp nhất so với hai khu vực kinh tế còn lại.

Đối với chỉ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) bình quân, khu vực FDI vẫn chiếm vị trí dẫn đầu trong 3 năm từ 2019 - 2021, lần lượt đạt 26,4%; 25,2% và 25,6%. Khu vực kinh tế Nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi bước sang năm 2020, ROE bình quân tăng mạnh từ 17,6% năm 2019 lên 23,6% và vươn lên chiếm vị trí thứ 2.

Trái ngược với khu vực Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân có ROE bình quân giảm đáng kể từ 24,2% (năm 2019) xuống còn 20,8% (năm 2020) và là khu vực có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất.

Năm nay, vị trí của 3 khu vực này không có sự xáo trộn và ghi nhận xu hướng tăng nhẹ về chỉ số ROE bình quân. Cụ thể, khu vực FDI tăng từ 25,2% lên 25,6%, khu vực Nhà nước giữ nguyên ở mức 23,6% và khu vực tư nhân tăng từ 20,8% lên 21,1%. Đơn vị khảo sát đánh giá, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng vốn hiệu quả hơn trước bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Lợi nhuận quý III dự báo giảm đáng kể sau khi thăng hoa trong quý II

Xuất hiện trong Top 10 Bảng xếp hạng PROFIT500 năm nay có sự điểm mặt của nhiều ngân hàng lớn, điều này cho thấy lợi nhuận ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua. Cuối tháng 7, nhiều ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VPBank, MBBank, HDBank, VIB… đều công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng mạnh, thậm chí có ngân hàng tăng gấp 3 - 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia kinh tế cho biết nhiều tổ chức tín dụng hiện nay đã nâng cao được sức khỏe tài chính thông qua tăng vốn điều lệ, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel II.

Song song với đó, nhiều ngân hàng đã tiết giảm chi phí hoạt động thông qua ngân hàng số và thanh toán điện tử. Với việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, lượng tiền mặt trong lưu thông chủ yếu luân chuyển giữa các tài khoản tại ngân hàng giúp gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp. Nhờ đó, các tổ chức tín dụng có điều kiện tiết giảm chi phí huy động vốn đầu vào.

Nhìn chung, ngân hàng hoạt động tốt trong giai đoạn này là một tín hiệu tích cực. Lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế khi xảy ra khủng hoảng, sức khỏe ngành tài chính ngân hàng vẫn được giữ vững, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và có những đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

Đối với nhóm doanh nghiệp phi tài chính, theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của 281 doanh nghiệp niêm yết trong bảng PROFIT500 cho thấy lợi nhuận tăng bình quân 144,3% so với cùng kỳ năm trước.

Dù lợi nhuận toàn thị trường quý II tăng trưởng tích cực, nhưng đối mặt với đợt bùng phát dịch lần thứ 4 hết sức nguy hiểm và kéo dài trong nhiều tháng qua, lợi nhuận trong quý III được dự báo sẽ giảm đáng kể do các biện pháp giãn cách xã hội diện rộng làm gián đoạn đà phục hồi.

Triển vọng tăng trưởng của nhiều ngành gặp thách thức lớn khi có ít nhất 70% nhà máy sản xuất ở miền Nam phải tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách. Đối với các nhà máy vẫn đang duy trì hoạt động phải đảm bảo theo mô hình "3 tại chỗ" (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) và test Covid 3 ngày/lần… do đó chịu chi phí vận hành rất lớn và buộc phải giảm 40-50% công suất.

Trong thời kỳ dịch bệnh, chuyển đổi số được coi là "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp trước hàng loạt khó khăn, biến thách thức trở thành cơ hội.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Xu hướng - 23 giờ trước

Nhờ biết hạ mức sống phù hợp với thu nhập, cặp đôi này vẫn còn dư tiền tiết kiệm hàng tháng dù đang phải trả góp mua nhà.

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

GĐXH - Giá xe Vision tại đại lý đang ở mức thấp chưa từng có khiến người mua xôn xao, tình trạng đội giá cao gần như đã không còn.

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Theo báo cáo thị trường thổ cư Hà Nội Quý I/2024 từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, xu hướng quan tâm tới bất động sản trong ngõ tăng đột biến, đặc biệt ở các khu vực quận ngoài trung tâm Hà Nội như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên,...

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội và các Sở ban ngành đã phê duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha.

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 17/5, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Top