Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời

Thứ ba, 17:56 31/10/2023 | Nuôi dạy con

GĐXH - Mỗi tuần một lần, con gái vào thăm mẹ lúc 8 giờ sáng thứ 7. Đến trưa, cô sẽ rời đi. Cô luôn đúng giờ, chưa bao giờ đến muộn hay về sớm.

Dì Trần, sống tại Quảng Tây, Trung Quốc, vốn là một người phụ nữ thành đạt. Bà làm chức vụ quản lý trong một công ty quốc doanh nên luôn dồn hết thời gian và tâm sức cho sự nghiệp. Bà chỉ có một cô con gái duy nhất là Tiểu Lỵ nhưng vì công việc bận rộn, bà luôn phải gửi con cho bà ngoại nuôi.

Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời - Ảnh 1.

Vì công việc bận rộn, dì Trần luôn phải gửi con cho bà ngoại nuôi. Ảnh minh hoạ

Tiểu Lỵ lớn lên nhanh chóng, trở thành một cô gái ưu tú và thi vào công chức. Năm Tiểu Lỵ 25 tuổi, bà ngoại ốm liệt giường. Vì mẹ vẫn đang bận việc nên Tiểu Lỵ không ra ngoài tìm việc, mà nhận trách nhiệm chăm sóc bà ngoại cả ngày. Chăm sóc một người bại liệt hơn một năm cũng rất vất vả nhưng Tiểu Lỵ chưa bao giờ than thở. Họ hàng, bạn bè và hàng xóm đều liên tục khen ngợi cô là đứa trẻ hiếu thảo.

Một vài năm sau, dì Trần đã lớn tuổi nên quyết định nghỉ hưu. Tuy vậy, do quan hệ của hai mẹ con rất lạnh nhạt nên Tiểu Lỵ cũng không dọn về ở với mẹ. Thấy trong nhà chỉ có mình mẹ sống một mình, cô mời một bảo mẫu về phụ giúp công việc và chăm sóc cho bà.

Lại qua một vài năm nữa, dì Trần dần yếu hơn và có những vấn đề sức khỏe. Thấy Tiểu Lỵ vẫn không có ý định về nhà ở chung, dì Trần quyết định vào viện dưỡng lão ở. Tiểu Lỵ chọn cho mẹ một viện dưỡng lão tốt nhất trong khu vực, với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp và bác sĩ trình độ cao, cung cấp các dịch vụ rất cao cấp cho người lớn tuổi. Tất nhiên, lệ phí cũng rất cao nhưng Tiểu Lỵ chấp nhận chi trả hết mà không chút chần chừ.

Mỗi tuần một lần, Tiểu Lỵ vào thăm mẹ lúc 8 giờ sáng thứ 7. Đến trưa, cô sẽ rời đi. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, hai mẹ con chỉ im lặng. Cô luôn đúng giờ, chưa bao giờ đến muộn hay về sớm, nhưng cũng không đến thăm thường xuyên hơn, không đột nhiên thấy nhớ mẹ mà tới. Điều này khiến dì Trần có cảm giác, con gái đến thăm mình như đang làm nhiệm vụ.

Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời - Ảnh 2.

Bà nhận ra, khi con gái còn nhỏ, bà không ở bên chăm lo mà chỉ dành thời gian cho công việc. Vậy nên khi già rồi, con gái không muốn dành nhiều thời gian bên bà cũng là điều có thể hiểu được. Ảnh minh hoạ

Ngồi đón giao thừa trong viện dưỡng lão, dì Trần nhìn các bạn già khác được người thân đón về nhà ăn Tết mà không ngừng hối tiếc. Bà nhận ra, khi con gái còn nhỏ, bà không ở bên chăm lo mà chỉ dành thời gian cho công việc. Vậy nên khi già rồi, con gái không muốn dành nhiều thời gian bên bà cũng là điều có thể hiểu được.

Cha mẹ và con cái vốn có sợi dây liên kết bằng huyết thống tự nhiên, vốn không thể chặt đứt. Nhưng quan hệ gia đình sẽ bền chặt gắn bó hay xa cách lạnh nhạt đều tùy vào công sức vun vén của mỗi thành viên. Tất cả chúng ta đều yêu thương con cái của mình, nhưng có thể không đúng cách.

Làm thế nào khi trẻ phải sống xa cha mẹ?

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được đánh giá là mối quan hệ khó thay thế trong đời sống gia đình. Người thân có làm tốt thế nào vẫn sẽ để lại những khoảng trống nhất định trong lòng đứa trẻ nếu buộc phải tách cha mẹ ra khỏi cuộc sống dù tạm thời hay lâu dài.

Đấy là chưa kể đến những tổn thương/cảm giác thiếu hụt, mất mát của đứa trẻ nếu gặp bất lợi trong quá trình sống với người thân/người nuôi vốn không phải cha mẹ ruột của mình, như: cảm giác thiếu thốn/mất mát vì gia đình không trọn vẹn, chống đối (xã hội) với người nuôi dưỡng/cha mẹ, rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách, thu mình, sống khép kín hoặc ở hướng ngược lại là quậy phá, lêu lổng do không được quan tâm giáo dục/giáo dục sai cách/trẻ không sẵn sàng tiếp nhận các tác động giáo dục, chăm sóc từ người đang nuôi dưỡng...

Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Phần lớn trẻ lớn lên sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi giao tiếp/kết nối với cha mẹ, dễ cảm thấy tủi thân hay tái hiện lại ký ức "thiếu hụt" thời thơ ấu, thỉnh thoảng chính những đứa trẻ này khi trở thành cha mẹ trong tương lai sẽ gặp khó khăn, lúng túng nhiều hơn khi nuôi dạy con cái.

Nếu vì mưu sinh, vì bất đắc dĩ cha mẹ đi làm xa, phải gửi con cho ông bà hoặc người thân họ hàng chăm sóc, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho tất cả những điều này, đồng thời tăng số lần gặp gỡ, hỏi han, quan tâm, động viên con cái bằng nhiều cách để kéo giảm các tác động tâm lý không mong muốn lên con cái hay gánh nặng lên người nhận nuôi dưỡng.

Tất cả các giải pháp được đưa ra chỉ là "chữa cháy/giải khát" và mang tính nhất thời, không có giải pháp vạn năng nào thay thế được việc sinh sống, chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp các con. Do đó, nếu cha mẹ có phương kế nào tốt hơn là xa con để mưu sinh thì hãy chọn cách đó. Trường hợp không thể, chúng ta lưu ý những điều sau:

+ Nên gửi con cho người thân thiết/từng tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc và có quan hệ tốt với con trong những năm đầu đời để tăng độ tin cậy, giảm khoảng cách giữa con với người nuôi dưỡng.

+ Tuổi con càng lớn càng giảm thiểu được các ảnh hưởng tâm lý/tổn thương nếu cha mẹ phải xa cách con.

+ Về thăm con hoặc tạo điều kiện cho con gặp mặt cha mẹ càng nhiều, càng lâu càng tốt.

+ Có thể dùng các phương tiện như mạng xã hội, điện thoại để gọi video cho con, đôi bên tương tác thông qua giọng nói lẫn hình ảnh để cải thiện tâm trạng, cảm xúc những người trong cuộc.

+ Duy trì các trao đổi đơn giản như gửi hình ảnh cho nhau, chat, ghi âm giọng nói gửi cho con...

+ Cha mẹ nên đặt ra giới hạn về việc sẽ cùng chung sống dưới một mái nhà với con khi thỏa mãn điều kiện A, B, C cụ thể nào đó như kiếm đủ tiền học phí cho con trong 5 năm, đủ tiền xây nhà, đủ 5 năm xa nhà... để tiến tới ngày gặp con và nuôi dưỡng, chăm sóc trực tiếp con càng sớm càng tốt.

Sau cùng, nếu đã có cơ hội ở gần, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chính lòng thương, sự chăm sóc hết mực sẽ giúp cha mẹ và con cái xoa dịu những mất mát, thiếu hụt trước giờ một cách tốt nhất.

Đây cũng là lúc bù đắp cho con, cho chính cha mẹ bằng những động viên, quan tâm đời thường như trò chuyện với con biết rằng ba mẹ đã nhớ nhung con thế nào, đã vì con mà tự vực dậy mình để duy trì động lực làm việc ra sao... Kể cho con nghe về hành trình thương nhớ và cố gắng đó...

Bà mẹ có 2 con trai lớn lên giỏi giang, chia sẻ cách dạy con làm việc nhóm từ bé để thành công trong tương laiBà mẹ có 2 con trai lớn lên giỏi giang, chia sẻ cách dạy con làm việc nhóm từ bé để thành công trong tương lai

GĐXH - "Nhóm của con phụ thuộc vào con, vì vậy, con phải có mặt đúng giờ, hàng ngày, dù muốn hay không", yêu cầu của bà đối với 2 con trai.

Cha cấm chơi điện thoại, con trai 11 tuổi có hành động này khiến hàng xóm cũng phải sợ hãiCha cấm chơi điện thoại, con trai 11 tuổi có hành động này khiến hàng xóm cũng phải sợ hãi

GĐXH - Người cha và con trai đã xảy ra một cuộc cãi vã lớn. Khi cậu bé quá kích động, em đã cầm con dao nhà bếp định tấn công cha mình và hét lớn: "Trả điện thoại đây".

Mẫu tủ bếp đẹp được ưa chuộng nhất năm 2023

Bách Hợp (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù bận rộn với dự án nghệ thuật nhưng Quyền Linh luôn đặt việc chăm sóc, giáo dục con cái lên hàng đầu với những phương pháp, triết lý riêng...

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ em cần được giáo dục về phép lịch sự và những hành vi đẹp khi giao tiếp với người khác.

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Top