Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ và chuyện “đuổi con ma rừng”

Thứ hai, 08:00 27/02/2017 | Y tế

GiadinhNet - Gặp, trò chuyện với những người có thâm niên trong ngành Y tế tỉnh Quảng Nam mới thấy, thành công nhất đối với y tế miền núi địa phương này trong 20 năm từ khi tái lập tỉnh chính là "đuổi con ma rừng" trong tâm thức của người dân vùng cao. Và những thầy mo lợi dụng niềm tin của đồng bào để trục lợi chính là “con ma rừng” đáng sợ nhất.


Thay đổi lớn nhất chính là người dân khi có bệnh, họ đã biết đến trạm y tế khám chứ không ở nhà mời thầy mo và tự điều trị như trước. Ảnh: D.N

Thay đổi lớn nhất chính là người dân khi có bệnh, họ đã biết đến trạm y tế khám chứ không ở nhà mời thầy mo và tự điều trị như trước. Ảnh: D.N

Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có 9 huyện miền núi với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cùng với một số hủ tục nặng nề vẫn còn rơi rớt. Cách đây mươi năm, hình ảnh “con ma rừng” bắt bệnh tung hoành luôn ám ảnh trong tâm thức người dân. Lúc đó, họ tin vào những thầy mo của làng hơn là tin lời bác sĩ. Một thầy thuốc là người dân tộc thiểu số kể rằng, hồi mới sinh ra, cả làng bắt phải chôn sống anh chỉ bởi anh chẳng... chịu khóc. Họ bảo đứa trẻ nào bị “con ma rừng” bịt miệng, có nuôi lớn lên cũng sẽ bị câm mà thôi… Nói thế để thấy được rằng, thay đổi nhận thức của bà con, làm cho họ tin vào y học hiện đại là thành quả của cả một quá trình rất nhọc nhằn.

Những kỷ niệm của các thầy thuốc

Có thể khẳng định, thành công lớn nhất của ngành Y tế về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở miền núi là đã giúp bà con hiểu và tin vào các kiến thức khoa học.

Nhớ lại hồi mới về nhận công tác tại Trạm Y tế xã Ga Ry, huyện Tây Giang, BS Bríu Kiêm không khỏi rùng mình. “Hồi đó, bà con tin thầy lang hơn tin bác sĩ. Bất cứ bệnh gì, kể cả do tai nạn lao động, người dân cũng tin rằng đó là do con ma rừng quở trách. Phải mổ trâu, giết gà cúng mới hết bệnh. Đồng bào đến cái ăn còn chẳng có, nhưng nghe theo lời thầy mo, họ sẵn sàng mổ heo, giết gà để cúng mong cho khỏi bệnh”, BS Bríu Kiêm nói. Anh kể, cách đây chừng 7 năm, có một ca bị viêm ruột cấp ở một xã vùng xa, giáp với biên giới Lào. Người nhà chỉ chịu chạy đi thông báo với bác sĩ khi các thầy mo trong làng đã giở hết phép, heo gà cũng giết hết mà bệnh vẫn không khỏi. Qua những mô tả của người nhà, anh đã phần nào đoán ra bệnh, nhưng chưa biết được mức độ nặng nhẹ. Vậy là băng rừng đi. Đến nơi, qua chẩn đoán sơ bộ, anh biết bệnh nhân bị viêm ruột ở mức độ nhẹ, có thể kiểm soát được. Vậy là thở phào nhẹ nhõm, cắt thuốc và dặn dò người nhà chăm sóc bệnh nhân. Sau khi trở về, chừng như chưa yên tâm, cứ cách vài ngày anh lại băng rừng để kiểm tra người bệnh, đến khi nào hết hẳn mới thôi. Cũng từ đó, ý nghĩ “tài chữa bệnh của bác sĩ hơn các thầy mo trong làng” dần hình thành, có bệnh người dân tìm đến bác sĩ nhiều hơn.

Cuộc chiến với "con ma rừng", giành giật sự sống của bệnh nhân cách đây chừng mươi năm là chuyện xảy ra như cơm bữa với người thầy thuốc ở vùng cao. Có những kỷ niệm còn mãi ám ảnh, bởi ngay chính các bác sĩ cũng là người dân tộc, khi thoát ly, được tiếp cận với kiến thức mới, nhìn lại cũng thấy rùng mình với những hủ tục của dân làng nơi mình đang sống.

Anh Bríu Hạnh - Phó Trưởng trạm Quân dân y kết hợp xã A Xan, huyện Tây Giang vẫn còn nhớ chuyện cách đây cũng gần 10 năm, lúc đang công tác ở Trạm Y tế xã Tr’Hy. Khi đó, người dân ở đây tin vào những thầy mo chuyên trị bệnh bằng cách “thổi”. Bị đau chỗ nào thì “thổi” chỗ đó. “Để chữa trị, thầy mo cầm bó nhang cháy rực, khấn lầm rầm điều gì đó không ai nghe rõ rồi ngậm ngụm rượu, phun qua bó nhang thành ngọn lửa đỏ rực vào nơi người bệnh bị đau ”, anh Bríu Hạnh kể.

Có lần Bríu Hạnh đã phải cùng 3 người khác trong Trạm Y tế khăn gói xuống thôn Voòng để cấp cứu một người bệnh, sau khi người nhà đã cúng bái, mời đủ thầy mo trong làng chữa trị mà không khỏi. “Theo lời người trên Trạm Y tế kể, trong làng có ông Pơloong Dênhl bị bệnh đã mấy ngày mà không khỏi. Cả làng rất sợ, bảo do con ma rừng nó ám khiến cho Dênhl mấy ngày không ăn, không nói được gì. Lúc đó, anh em trong Trạm dự đoán tình hình rồi xuống bản. Thì ra Dênhl bị tụt huyết áp khiến người mệt mỏi nhiều ngày không ăn không uống nên thiếu nước, thiếu chất, người lả đi không nói nổi. Chúng tôi sơ cứu rồi đưa lên Trạm, chuyền cho 2 bình nước là khỏe ngay, ngồi dậy nói chuyện bình thường”, anh Bríu Hạnh kể.

Người dân khi có bệnh đã đến trạm y tế

Kể về những hủ tục, ngày trước, nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra mà tưởng như chỉ có ở thời rất xa xưa: Người mẹ chết sau khi sinh, người dân đòi chôn con theo mẹ; phụ nữ đến kỳ sinh nở phải dựng lều ở bìa rừng, chỉ được vào nhà sau bảy ngày, khi đã có lễ cúng làng...; chuyện người dân sợ tiêm thuốc còn hơn sợ chết(!?). Và để thay đổi được điều đó, có thể nói là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của các thầy thuốc áo trắng.

“Tuyên truyền, vận động là một chuyện, nhưng để bà con tin mình mới là khó. Phải chữa được những bệnh mà thầy mo không chữa khỏi thì họ mới tin vào y học hiện đại. Nếu không chữa được, thậm chí để xảy ra tử vong ở trạm y tế của mình thì chuyện càng nặng nề hơn”, BS Phạm Hồng Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang chia sẻ.

Hơn 20 năm gắn bó với vùng núi cao này, không có tình huống nào là BS Hà chưa trải qua, có những lúc phải giành giật sinh mạng con người với cả làng. Cách đây chưa lâu, ở xã Zuôih có 3 người bị chó dại cắn, một người trong số đó đã phát bệnh và tử vong. Người làng cứ nghĩ đó là do đắc tội với ma rừng nên bị bắt chết. Vậy là cúng bái để cầu khẩn. Hay tin, các bác sĩ ở trung tâm lên tận nơi, giải thích với dân làng, yêu cầu được chữa bệnh, nếu không sẽ lại có người chết. “Chỉ đến khi mình chịu cam đoan sẽ chữa khỏi, dân làng mới chịu cho tiêm thuốc. Lúc đó cũng đành liều, bởi không thể đoán chắc là có thể kháng lại virus bệnh dại hay không, vì thời điểm người bị chó cắn đã khá lâu. May mà cuối cùng hai người kia không sao! Anh em ở trạm ai cũng thở phào”, BS Hà kể.

Cũng từ đó, Phòng khám Đa khoa Chà Vàl (cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Nam Giang) phục vụ 8 xã biên giới trước đây heo hút bao nhiêu thì nay đông đúc bấy nhiêu. Quy mô của phòng chỉ 37 giường nhưng số bệnh nhân nội trú lúc nào cũng 40 - 50 người. Gặp chúng tôi khi vừa lấy thuốc từ phòng khám, anh Un Giàng (32 tuổi, trú tại thôn La bơ B, xã Chà Vàl) nói: “Mình bị đau cái bụng, ăn vào lại nôn ra. Lên khám, bác sĩ bảo rối loạn tiêu hóa rồi cho thuốc. Bác sĩ dặn không được ăn bậy bạ, uống rượu nhiều, nhưng gặp bạn bè vui, quá chén tí lại bị. Từ nay mình chừa rồi, không uống nhiều nữa đâu...”.

“Ý thức chăm sóc sức khỏe bằng y học hiện đại đã đến với từng thôn bản gần xa. Thay đổi lớn nhất chính là nay có bệnh, họ đã biết đến Trạm Y tế khám chứ không ở nhà mời thầy mo và tự điều trị như trước. Giao thông cũng thuận tiện hơn rất nhiều, không còn cảnh gánh người đau vượt rừng, vượt núi như trước nữa nên người dân cũng dễ dàng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình”, chị Vương Thị Cẩm, cán bộ Phòng khám Đa khoa Chà Vàl cho biết.

Nguyễn Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 15 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 22 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 2 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top