Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp 5 "truyền thuyết" về bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ

Thứ năm, 11:31 22/08/2019 | Sống khỏe

Trẻ ra mồ hôi trộm, ngủ hay trằn trọc không sâu giấc có phải là do thiếu canxi? Có loại sữa nào giàu canxi thúc đẩy tăng trưởng chiều cao ở trẻ?... Những câu hỏi này sẽ được bác sĩ dinh dưỡng giải đáp dưới đây.

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bố mẹ khi nuôi con đó là làm thế nào để con có chiều cao tối ưu. Và khuyến cáo phổ biến là bố mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thông tin chưa chuẩn xác xung quanh vấn đề này.

Trong buổi chia sẻ có chủ đề "Canxi & Vitamin D - cặp đôi hoàn hảo 'chị ngã em nâng' - chìa khóa vàng cho sự phát triển: Sử dụng sao cho hiệu quả", bác sĩ Th.S BS Dương Công Minh - Trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Hồ Chí Minh) đã giải đáp 6 câu hỏi vô cùng hay gặp đối với các bác sĩ nhi, bác sĩ dinh dưỡng về việc bổ sung vitamin D, canxi cho con.

1. Uống sữa giàu canxi có giúp con có chiều cao vượt trội?

Xu thế hiện nay khi bố mẹ đi mua sữa cho con, ngoài việc chọn sữa đủ chất, bổ sung thêm DHA, bố mẹ thường sẽ hỏi các bác sĩ nhi, bác sĩ dinh dưỡng là sữa có giàu canxi không, bé uống sữa có cao hơn không?

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp 5 truyền thuyết về bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ - Ảnh 1.

Để trẻ đạt được chiều cao tối ưu thì cần có sự phối hợp đồng bộ các yếu tố thay vì bố mẹ chỉ tìm mua loại sữa giàu canxi cho trẻ uống.

Bác sĩ Dương Công Minh cho rằng nếu bố mẹ coi sữa là cứu cánh duy nhất cho chiều cao của con thì đó là sai lầm. Con có chiều cao tốt hay không tốt, phụ thuộc nhiều yếu tố như: di truyền, môi trường sống (con có hay ốm không, có được tiêm chủng đủ không), vận động thể thao thời kì tiền dậy thì và dậy thì (các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, nhảy dây...) và có mắc các bệnh lý nội tiết hay không? Do đó, để trẻ đạt được chiều cao tối ưu thì cần có sự phối hợp đồng bộ các yếu tố trên thay vì bố mẹ chỉ tìm mua loại sữa giàu canxi cho trẻ uống.

Muốn biết chiều cao con đã đạt chưa, bố mẹ cần tập thói quen theo dõi và đối chiếu với bảng biểu đồ tăng trưởng theo tuổi của WHO, không chỉ là theo dõi cân nặng của trẻ mà còn đánh giá cả tương quan với chiều cao nữa.

2. Tắm nắng sẽ cung cấp vitamin D đầy đủ cho con?

Từ lâu, có một lời khuyên được nhiều người lan truyền đó là sau khi sinh nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Khi phơi nắng, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, trẻ sẽ hấp thụ được vitamin D. Và vitamin D đó chính là chìa khóa giúp canxi lắng đọng trong xương, làm gia tăng mật độ xương, giúp xương, răng vững chắc và phát triển chiều cao.

Chúng ta đều biết cơ chế và vai trò của ánh nắng mặt trời trong việc chuyển hóa các hoạt chất tiền vitamin D thành dạng vitamin D tốt cho cơ thể. Quan điểm cũ là cần cho trẻ tắm nắng trước 8h sáng, cởi hết quần áo của con cho con khi tắm nắng.

Bác sĩ Minh giải thích, sau các nghiên cứu những năm gần đây ở các nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ, các nhà khoa học cho biết: Ánh sáng mặt trời bao gồm tia UV A (tia cực tím A), UV B và UV C.

UV A chiếm 95% ánh sáng mặt trời, có từ khi mặt trời ló rạng, xuyên qua rèm, áo nắng, kính, có tác động xấu, âm thầm gây ung thư da, lão hóa da. Đây là tia có hại, nhưng lại chiếm tỉ lệ lớn và xuất hiện sớm.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp 5 truyền thuyết về bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ - Ảnh 2.

UV C là tia cực kì nguy hiểm, tuy nhiên nó đã được tầng ozone chặn lại.

UV B là tia giúp chuyển hóa vitamin D có lợi cho cơ thể, chỉ chiếm 3% - 5%. Tuy nhiên, tia UV B xuất hiện nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 10h sáng - 2h chiều.

Do đó, về lí thuyết, tắm nắng lúc 10h sáng - 2h chiều mới giúp chuyển hóa vitamin D, nhưng như vậy thì nguy hiểm cho cả con và mẹ vì cường độ ánh nắng quá mạnh có thể làm bỏng da trẻ. Ngoài ra, nếu phơi nắng vào khung giờ trên, cơ thể trẻ sẽ hấp thụ rất nhiều tia UV A có hại.

Vì thế, các nước phát triển đã quyết định khuyến cáo trẻ nên bổ sung vitamin D thường quy thay vì tắm nắng. Cụ thể, trẻ sơ sinh nên uống vitamin D bổ sung kéo dài với liều lượng 400IU/ngày, ít nhất cho tới 12 tháng tuổi hoặc uống trên 1 lít sữa/ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hiếm khi uống đủ lượng sữa trên, do đó, bác sĩ Dương Công Minh khuyến cáo nên bổ sung vitamin D cho trẻ tới ít nhất năm 2 tuổi.

Và trẻ bú mẹ hoàn toàn càng phải bổ sung vitamin D vì sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ.

3. Tắm nắng nhiều có có sinh quá nhiều vitamin D, gây quá liều vitamin D không?

Tắm nắng nhiều sẽ tạo ra nhiều vitamin D cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên không phải tắm nắng quá nhiều sẽ dẫn đến quá liều vitamin D bởi vì cơ thể có cơ chế điều hòa ngược, đủ vitamin D là dừng.

4. Bổ sung canxi vào buổi sáng, trưa hay chiều tối?

Bác sĩ Dương Công Minh giải thích, canxi bổ sung có loại vô cơ, có loại hữu cơ, có loại lại là hỗn hợp. Mỗi loại canxi có yêu cầu hấp thu tối ưu ở một pH dịch dạ dày (độ chua của acid trong dạ dày) nhất định. Có loại canxi uống lúc đói mới tốt, có loại lại uống lúc no cơ thể mới hấp thu được tối đa. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có thể biết cụ thể về từng loại canxi.

Do đó, để biết bổ sung canxi cho trẻ như thế nào là tốt nhất, bác sĩ Dương Công Minh chỉ ra hai cách:

Thứ nhất, bố mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng.

Thứ hai, bố mẹ có thể đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì loại canxi mà mình mua cho con. Và với bất cứ loại canxi nào thì bác sĩ Minh cho biết, nên cho trẻ uống canxi sau khi ăn 1h hoặc trước lúc ăn 30 phút, khi đó độ pH của dạ dày ở mức ổn định và trung tính nhất.

5. Rụng tóc vành khăn, giật mình khi ngủ, hay quấy khóc đêm, đổ mồ hôi trộm... có phải là trẻ bị thiếu canxi?

Giải thích về thắc mắc rất phổ biến này, bác sĩ Minh nhấn mạnh: nếu trẻ ăn đủ, bú đủ, có bổ sung vitamin D, có tắm nắng... thì bố mẹ không cần lo con thiếu canxi.

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp 5 truyền thuyết về bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ - Ảnh 3.

Trẻ đang ở tuổi năng động, lăn lộn nhiều, tóc sẽ rụng, dân gian gọi là "chiếu liếm", đây là do tác động cơ học (Ảnh minh họa).

Vì sao rụng tóc vành khăn?

Trẻ đang ở tuổi năng động, lăn lộn nhiều, tóc sẽ rụng, dân gian gọi là "chiếu liếm", đây là do tác động cơ học.

Vì sao trẻ ngủ hay giật mình, quấy khóc?

Giấc ngủ của trẻ dưới 6 tháng khác với người lớn, trẻ không thể ngủ liền giấc được, chưa kể ở độ tuổi này trẻ còn trải qua các chu kỳ của giấc ngủ: ngủ REM - ngủ nhấp nháy mắt, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Ba mẹ thấy con giật mình, lăn qua lăn lại thường tưởng nhầm là con trằn trọc, khó ngủ nhưng thực ra đây là biểu hiện bình thường khi ngủ của trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, trẻ ngủ sẽ ngon giấc hơn và sau 1 tuổi, giấc ngủ của trẻ càng ổn định hơn, giống người lớn hơn.

Trẻ đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi?

Bác sĩ Minh giải thích rằng đây là do khi còn nhỏ, khả năng điều nhiệt ở cơ thể trẻ chưa ổn định. Thêm một lý do nữa khi trẻ ngủ đêm, bố mẹ thường sợ con lạnh mà tắt quạt, tắt điều hòa khiến con nóng nên sẽ ra mồ hôi nhiều hơn.

Bé 6 tuổi cao 1m12. So với biểu đồ tăng trưởng thì bé vẫn nằm trong giới hạn bình thường, nhưng so với các bạn cùng lớp, con thấp hơn so với các bạn. Có thể bổ sung canxi bằng sữa để thúc đẩy chiều cao cho con không?

Bác sĩ Minh cho biết cần xem xét và đánh giá tổng hòa các yếu tố như di truyền (bố mẹ cao bao nhiêu), con sinh ra nặng bao nhiêu cân, bé có được ăn uống đầy đủ hay không, trong quá trình từ 1 - 6 tuổi con có ốm đau hay bệnh tật gì không, có thường xuyên vận động hay không...? (Ở tuổi của bé (6 tuổi), trẻ cần được vận động ít nhất 3 lần/tuần và ít nhất 30 phút/lần). Ngoài ra, con có được ngủ sâu giấc hay không? Giấc ngủ sâu của trẻ cần được duy trì từ 10 giờ đêm - 3 giờ sáng để sản xuất ra hormon thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao của trẻ...

Vì thế, bác sĩ Dương Công Minh khuyến cáo, để biết con có thiếu canxi và dẫn đến thấp lùn hay không, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để đánh giá toàn diện các yếu tố, không nên chỉ tìm mua hoặc bổ sung một loại canxi sữa cho con.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top