Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid-19 ăn món yêu thích trước khi mất

Thứ bảy, 15:42 02/10/2021 | Y tế

Tỉnh lại sau hôn mê, bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền ung thư gan giai đoạn cuối thèm ăn cơm với cá rô phi chiên giòn nhưng bác sĩ Vũ và đồng nghiệp không thể thực hiện ước nguyện đó.

Khoa điều trị Covid-19 cho bệnh nhân Ung bướu, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1 TP Thủ Đức (TP.HCM) đang điều trị cho 23 F0. Sau hơn một tuần điều trị tại khoa, bà Sương, 54 tuổi, bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có kết quả âm tính với nCoV và được về nhà tiếp tục cách ly.

Trướ khi vào đợt hóa trị ung thư, bà Sương phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2. Để chữa khỏi bệnh Covid-19, bà phải ngưng đợt hóa trị.

Khi đó, bà phải thở oxy, hút dịch ổ bụng nhiều lần, kèm điều trị giảm đau. Do được tiêm một mũi vắc xin, bà hồi phục khá thuận lợi, có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính sau hơn một tuần điều trị.

"Tôi chỉ mong sớm ổn để trở lại tiếp tục hóa trị, lúc trước đã từng gián đoạn do giãn cách ngại đến bệnh viện", bà Sương chia sẻ.

Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid-19 ăn món yêu thích trước khi mất - Ảnh 1.

Khu nội trú cho bệnh nhân ung thư mắc Covid-19. Ảnh: BSCC.

Ở phòng bên cạnh, bà Hà, 65 tuổi, cũng đang chống chọi với những cơn đau do bệnh Covid-19 trên nền bệnh ung thư cổ tử cung. Trước đó, bà đã trải qua gần hai tuần thở máy. Hiện, bà đã được cai máy thở, các bác sĩ tại khoa đang dùng những biện pháp điều trị tích cực nhất với mong muốn giúp bệnh nhân có thể may mắn vượt qua cửa tử.

Cuối đời, F0 thèm ăn cơm với cá rô phi chiên giòn

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa điều trị Covid-19 cho bệnh nhân Ung bướu, cho biết, sự hồi phục của hai bệnh nhân trên là niềm vui, động lực cho anh và đồng nghiệp. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào mắc Covid-19 cũng được như vậy.

Đến nay, bác sĩ Vũ và các đồng nghiệp tại khoa không thôi day dứt câu chuyện trước khi mất của một một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối mắc Covid-19.

Khi được chuyển đến khoa, người bệnh bị suy hô hấp, phải thở máy. Trước ngày mất, bỗng nhiên người bệnh khỏe lại, nói với điều dưỡng đang đi kiểm tra cho một bệnh nhân ở giường bên cạnh: “Tôi thèm ăn cơm với cá rô phi chiên giòn”.

Đầu tháng 9, TP.HCM đang thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, việc đi lại khó khăn, các hàng quán cũng đóng cửa. “Có lẽ, đó là món ăn yêu thích của bệnh nhân. Chúng tôi không thể tìm đâu ra món cá rô phi chiên giòn cho bệnh nhân ăn, đành phải cho ăn cơm với món khác. Sau đó, bệnh nhân rơi vào nguy kịch rồi qua đời”, bác sĩ Vũ xúc động nhớ lại.

Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid-19 ăn món yêu thích trước khi mất - Ảnh 2.

Các y bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân ung thư mắc Covid-19. Ảnh: BSCC.

Bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 phải ngưng hóa trị

Khoa điều trị Covid-19 cho bệnh nhân Ung thư được thành lập từ ngày 26/8, mỗi ngày phải tiếp nhận và điều trị cho hơn 20 ca nặng và nguy kịch. Đã có khoảng 20% số người chuyển nặng phải qua đời. “Khi khoa mới đi vào hoạt động, ngày nào chúng tôi cũng phải chứng kiến bệnh nhân qua đời”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Một tín hiệu khả quan tại khoa là hơn một tuần qua không có F0 tử vong. Trong 23 F0 đang điều trị, hiện có 2 người cần phải hỗ trợ hô hấp, còn lại đều có triệu chứng nhẹ. “Bây giờ, chúng tôi dễ thở hơn một chút rồi”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Lý giải về điều này, bác sĩ Vũ cho biết, hầu hết người mắc bệnh ung thư, có bệnh nền đều đã được tiêm vắc xin. Vì vậy, khi nhiễm Covid-19, họ ít chuyển nặng, hồi phục nhanh hơn.

Việc điều trị cho họ cơ bản vẫn theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, gồm hỗ trợ hô hấp, kháng viêm, kháng đông.

Trong thời gian mắc Covid-19, bệnh nhân sẽ tạm hoãn các điều trị khác như hóa trị, phẫu thuật... và sẽ tiếp tục sau khi hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra, đặc biệt là giảm đau.

"Ung thư khi di căn qua xương, não, gan... thường gây đau rất nhiều, cần phải chú ý giảm đau đúng mức. Nếu không làm vậy, bệnh nhân sẽ mệt và suy kiệt hơn. Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư cũng phải khéo léo, không chú ý có thể gây suy hô hấp nặng hơn", bác sĩ Vũ phân tích.

Bác sĩ day dứt vì không thể cho bệnh nhân Covid-19 ăn món yêu thích trước khi mất - Ảnh 3.

Bác sĩ Vũ và các đồng nghiệp. Ảnh: BSCC.

Nhóm F0 ung thư cũng có thể gặp các biến chứng kèm theo như tràn dịch trong bụng, phổi, tim... nên phải phát hiện và rút dịch giải áp.

Theo bác sĩ Vũ, các bệnh nhân giai đoạn cuối đều vận động kém, thể trạng suy kiệt nên mọi chuyện đều nhờ nhân viên y tế hỗ trợ như pha sữa, đút ăn, uống, thay ga giường, thay tã, thay bình oxy, đổ rác...

"Thông thường, khi một bệnh nhân qua đời, công việc lo cho người quá cố lẽ ra là người nhà hoặc các cơ sở mai táng. Nhưng ở bệnh viện dã chiến, các y bác sĩ phải tự tay vuốt mắt, lau người, thay đồ, gói ghém, dán tên, đưa bệnh nhân vào hộc lạnh để chờ hỏa táng”, bác sĩ Vũ kể.

Phải chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân, nhiều nhân viên y tế bị ám ảnh, có người sốc tâm lý suốt vài ngày liền.

Theo VietnamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 5 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 17 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 3 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Top