Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng thuốc phòng bệnh gút thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Thứ bảy, 07:35 11/02/2017 | Sống khỏe

Vừa qua, tôi đi khám bệnh định kỳ, xét nghiệm máu thì phát hiện tăng acid uric và có nguy cơ bị gút. Tôi được bác sĩ cho dùng thuốc allopurinol để phòng bệnh gút.

Vừa qua, tôi đi khám bệnh định kỳ, xét nghiệm máu thì phát hiện tăng acid uric và có nguy cơ bị gút. Tôi được bác sĩ cho dùng thuốc allopurinol để phòng bệnh gút. Xin hỏi quý báo, thuốc này có tác dụng phụ gì và cách dùng thế nào là tốt nhất?

Phạm Hải An(Nghệ An)

Thuốc allopurinol có tác dụng ức chế enzym xanthinoxydase, là enzym có vai trò chuyển tiền chất xanthin và hypoxanthin thành acid uric, nhờ đó làm giảm nồng độ acid uric máu. Do vậy, allopurinol chỉ dùng khi xét nghiệm thấy mức acid uric trong nước tiểu hay trong máu ở mức báo động và chỉ dùng cho những người có hơn 3 đợt gút cấp xảy ra trong năm. Khi dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nôn và buồn nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, rối loạn vị giác, tăng huyết áp, rụng tóc, trầm trọng hơn là các phản ứng dị ứng da như phát ban, bong da, mụn nhọt. Để dùng thuốc hiệu quả, anh nên uống theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng. Về thời gian, nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm khó chịu ở dạ dày, uống với nhiều nước, uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Allopurinol có tác dụng dự phòng nhằm ngăn ngừa sự bùng phát cơn gút cấp chứ không chữa khỏi bệnh, do đó cần dùng đúng thời điểm là sau đợt cấp khỏi ít nhất 4 tuần (trong đợt cấp thì cần sử dụng thuốc kháng viêm không steroid).

Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, nên tránh dùng đồng thời thuốc này với thuốc azathioprine hoặc mercaptopurine vì có thể xảy ra tương tác thuốc nghiêm trọng. Không dùng cùng warfarin, ampicillin, amoxicillin, thiazide và sulfinpyrazone do làm giảm tác dụng của allopurinol và tránh dùng kèm thêm aspirin liều cao vì nó làm tăng acid uric huyết thanh. Một điều cần chú ý nữa là tất cả bệnh nhân dùng allopurinol nên thường xuyên tái khám, định kỳ làm xét nghiệm acid uric, xét nghiệm chức năng gan, thận để quyết định dùng tiếp hay ngừng thuốc hay điều chỉnh liều nếu cần thiết. Quan trọng nhất là người bệnh không tự ý dùng thuốc theo đơn cũ khi chưa khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Theo BS. Nguyễn Văn Đức/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 21 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Top