Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắc Kạn: Hiệu quả từ một chiến dịch

GiadinhNet - Nhờ chiến dịch Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn, ý thức hành vi của người dân đổi thay rõ rệt.

Thông qua các gói dịch vụ trong chiến dịch người dân vùng cao đã từng bước quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, sinh ít, sinh thưa…Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm sinh vững chắc và ổn định quy mô dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
 

Đông đảo người dân đến khám, điều trị và được tư vấn các biện pháp chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

 
Năm nay, tỉnh Bắc Kạn triển khai Chiến dịch thành hai đợt tại 75 xã. Sau hơn một tháng triển khai chiến dịch tại các xã vùng cao, vùng khó khăn đã có 33/30 xã triển khai chiến dịch trong đợt I đạt 110% kế hoạch đề ra.
 
Những năm đầu triển khai chiến dịch còn gặp nhiều khó khăn do người dân vùng cao còn có tâm lý ngại ngùng khi thực hiện các gói dịch vụ thì nay nhờ công tác tuyên truyền thực hiện tốt hơn thế người dân đã thấy được hiệu quả rõ rệt trong thực hiện các gói dịch vụ nên hầu như tại các địa bàn được triên khai người dân đều nhiệt tình hưởng ứng giúp cho công tác triển khai tại các tuyến cơ sở cơ bản gặp thuận lợi.
 
Mặc dù được giao chỉ tiêu chiến dịch chậm, nhưng công tác chuẩn bị triển khai chiến dịch tại các huyện, thị xã được chuẩn bị chu đáo so với mọi năm, việc kiện toàn ban điều hành chiến dịch tuyến huyện, tuyến xã, phê duyệt kế hoạch triển khai, các đơn vị chủ động việc thời gian xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chiến dịch đề ra: Trong tháng 5/2011 huyện Chợ Mới thực hiện 10/10 xã chiến dịch, huyện  Na Rì cuối tháng 5 - 6 thực hiện 10/10 xã chiến dịch, huyện Bạch Thông thực hiện 5/10 xã, Pác Nặm 6/10 xã, Thị xã Bắc Kạn 2/2 xã. số huyện còn lại theo kế hoạch thực hiện từ tháng 7- 10/ 2011.
 
Trong chiến dịch năm nay công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân được đẩy mạnh, kết hợp với các hình thức tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ đã tạo được không khí sôi động, đưa thông tin tới được mọi đối tượng đặc biệt là các tuyến cơ sở.
 
Tuy còn nhiều khó khăn như kinh phí dành cho hoạt động còn thấp nhưng tại nhiều địa phương đã đã chủ động bổ sung kinh phí hỗ trợ cho tổ chức thực hiện chiến dịch.
 
Theo đánh giá của các cán bộ trực tiếp thực hiện chiến dịch thì năm nay trên cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã đều được triển khai thuận lợi và có sự vào cuộc cuả các cấp, ngành đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình cung cấp dịch vụ trong chiến dịch.
 
Tại các cơ sở, Đội dịch vụ CS SKSS/KKHG đều nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, không quản ngại khó khăn về đường giao thông, địa bàn vùng cao, khó khăn đã vận chuyển y, dụng cụ đến các xã vùng cao làm dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tạo dư luận xã hội, ủng hộ việc thực hiện chiến dịch, các đơn vị đẩy mạnh và tăng cường tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian trước, trong và sau chiến dịch, các cán bộ dân số xã, cộng tác viên dân số thôn, bản vận động trực tiếp đến từng đối tượng thực hiện chăm sóc sức khoẻ  sinh sản và những cặp vợ chồng đã có hai con trở lên, những đối tượng sinh con một bề, những đối tượng chưa thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
 
Chiến dịch ưu tiên tổ chức các hoạt động tuyên tuyền vận động trực tiếp đến từng đối tượng do Cộng tác viên Dân số, cán bộ chuyên trách, thành viên của các ban ngành đoàn thể ở cơ sở đến tận hộ gia đình tại thôn, xóm, tuyên tuyền vận động đến từng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng biện pháp tránh thai. 

Nói chuyện chuyên đề thực hiện 210  buổi,  Sinh hoạt văn nghệ chiếu phim, Video thực hiện được 57 lần, phát thanh truyền hình được 40 lượt, số pa nô khẩu hiệu mới thực hiện được 80 chiếc, số tài liệu truyền thông (như tờ bướm, tờ rơi, sách lật) cung cấp được 10.000 tờ.   
 

Chiến dịch được thực hiện tại những vùng khó khăn, có mức sinh cao, vùng đông dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Kạn

              
Chiến dịch năm nay tập trung vào hai gói dịch vụ chủ yếu là kế hoạch hóa gia đình và phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản. Qua một tháng triển khai, các gói dịch vụ đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của bà con nhân dân.
 
Trong gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 2.886 /2810 lượt người được cung cấp dịch vụ đạt 102,7 % so với chỉ tiêu kế hoạch đợt I. Riêng biện pháp tránh thai lâm sàng đạt 1.120 /1.210 ca  bằng 92,5% kế hoạch, cụ thể: Chợ Mới đạt 125,5%, huyện Na Rì đạt 65,5 % , Bạch Thông đạt 90,9 % , Pác Nặm đạt 58,0 % , thị xã Bắc Kạn đạt 94% kế hoạch. Các biện pháp thực hiện dịch vụ chủ yếu là đình sản, đặt vòng, bao cao su và tiêm, cấy, uống thuốc tranh thai.
 
Kết quả thực hiện gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản đã khám cho 4.097/4.143 lượt phụ nữ  trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn chiến dịch, điều trị cho 1.924/2.000 trường hợp,  Trong đó: Điều trị tại xã 1.910/2000 ca, Chuyển tuyến: 14 trường hợp , 5/5 huyện thực hiện chiến dịch đều thực hiện dịch vụ kỹ thuật hiện đại, phục vụ tốt cho việc chuẩn đoán và điều trị.
 
Chiến dịch năm nay số  cán bộ Y tế  tham gia Chiến dịch là 153 lượt người, trong đó Đội dịch vụ lưu động Trung tâm Y tế huyện là 20 lượt, Trạm Y tế xã  128 lượt người. Đặc biệt trong Chiến dịch đợt I đã huy động kíp mổ Trung tâm Y tế Huyện Chợ Mới Tham gia mổ triệt sản cho 07 đối tượng…
 
Thông qua chiến dịch nhiều người dân đã thay đổi nhận thức và hành vi, tự nguyện sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sinh ít, sinh thưa để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cho tốt. Đồng thời, phụ  nữ vùng cao đã xóa bỏ được tâm lý e ngại khi thực hiện các gói dịch vụ.

Tuy thời gian triển khai chiến dịch đợt I gấp rút nhưng đa phần các địa bàn đều thu hút đông đảo người dân đến khám và điều trị và được tư vấn các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản…Nhiều chị em đã nhận thức sâu sắc về sức khỏe và vai trò của mình trong bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 
Có thể nói Chiến dịch  Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn,là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần tích cực trong công tác ổn định dân số đồng thời nâng cao vai trò chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng cao. Đó là nền tảng cần thiết trong công tác hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
 
Vi Ngân
(Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top