Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà lão suýt mất tay vì đắp thuốc, bó lá

Thứ sáu, 10:00 18/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đắp lá hay bó lá là phương pháp chữa bệnh theo phương pháp Đông y, dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như gãy xương, bong gân, trật khớp. Tuy nhiên, nhiều người không có chuyên môn chữa bệnh theo cách này khiến tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn. Thực tế, đã có người bị hoại tử chân tay...

Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị gãy xương, bong gân, trật khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ảnh. Ngọc Dung
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị gãy xương, bong gân, trật khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ảnh. Ngọc Dung

“Rước” bệnh vì bó lá

Chị Nguyễn Thị M (35 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những người rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang do quá tin lời ông “thầy” bó lá ở xã bên cạnh. Chị M bị tai nạn xe máy năm 2012 và được đưa đến Bệnh viện Quân y 103 để điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị gãy xương khuỷu tay và đề nghị bó bột.

Tuy nhiên, thấy vết thương không nặng, xương gãy cũng không có dấu hiệu chồi ra ngoài, gia đình chị đã “xin” về nhà để đến bó lá của một ông “thầy” có tiếng ở xã bên. Sau gần một tháng chữa đắp lá, chỗ khuỷu tay của chị bị ngứa rồi loét ra, cánh tay càng ngày càng nặng nề và khó cử động. Thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng, gia đình đã cho chị quay trở lại viện để kiểm tra. Kết quả chụp phim cho thấy, hai đầu xương khuỷu tay lệch hẳn nhau.

Do vết thương không được điều trị kịp thời nên đã để lại di chứng. Hiện tại, cánh tay của chị M bị cong. Do vậy, mọi việc nặng, chị đều “nhường” cho bên tay còn lại. Đã thế, mỗi khi thay đổi thời tiết, cánh tay bị tật lại tấy và nhức mỏi. Chị M bảo: “Đúng là tiền mất, tật mang”.

Tại Khoa Khám xương và điều trị ngoại trú (Bệnh viện Việt Đức) cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp gãy xương “biến chứng” do không được điều trị đúng và kịp thời. Đơn cử, trường hợp bà Nguyễn Thị X (50 tuổi, quê Hòa Bình). Bà X bị gãy xương cánh tay di lệch nhiều và gãy xương đòn. Khi bà đến viện, bác sĩ đã chỉ định mổ dùng nẹp vít cố định xương cánh tay, đóng đinh nội tủy xương đòn.

Tuy nhiên thay vì chấp nhận mổ, bà X đã tìm đến một ông lang để đắp thuốc. Sau hơn 2 tuần được đắp bằng một loại thuốc bột, cuốn lá rồi nẹp lại, bà X thấy vai vẫn rất đau và khó điều khiển cánh tay. Sau đó, vết thương càng sưng to, chảy dịch vàng và có dấu hiệu bị hoại tử, da cẳng tay khuyết hổng lộ xương, có mùi hôi thối… Lúc này, bà X mới được đưa trở lại viện để “cứu vãn tình hình”.

Các bác sĩ cho biết, trong quá trình mổ cho bệnh nhân X đã phát hiện tình trạng viêm xương do da ở chỗ gãy hoại tử. Việc điều trị cho bệnh nhân rất phức tạp, tốn kém và dài ngày, nếu để muộn thêm thì nguy cơ tàn phế do đoạn chi là rất cao.

Không có thuốc nào đắp bên ngoài có thể làm liền xương

Chia sẻ về việc các phương pháp điều trị gãy xương, BS CKII Nguyễn Duy Hẳn – Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Quân y 103) cho hay, về phương diện y học hiện đại, việc điều trị gãy xương gồm hai biện pháp cơ bản là phẫu thuật và bó bột. Nguyên lý của hai biện pháp này là làm sao cố định hai đầu gãy tiến lại gần nhau theo đúng tư thế ban đầu (khi chưa gãy). Cố định vững hay không là yếu tố quyết định đến việc xương liền nhanh hay chậm.

BS Nguyễn Duy Hẳn cho biết: “Trong trường hợp người bệnh gãy xương kín không có di lệch hoặc rạn xương, có thể tiến hành bó lá. Nếu đảm bảo cố định xương tốt thì sau 6-8 tuần, cơ thể sẽ tự bồi đắp chất tạo xương khiến xương liền lại. Không có thuốc nào đắp bên ngoài có tác dụng làm liền xương cả. Riêng với các ca gãy xương hở, di lệch lớn, không được tùy tiện bó lá mà phải đến bệnh viện chụp X-quang để các bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời, tránh di chứng đáng tiếc có thể xảy ra”.

BS Nguyễn Duy Hẳn khuyến cáo, việc tùy tiện bó lá để chữa gãy xương có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Một là, việc cố định không chắc chắn sẽ khiến phần xương lâu liền hoặc liền lệch dẫn đến bị tật ở phần bị gãy. Hai là, bó lá có thể gây nhiễm trùng, viêm loét nếu gãy xương mà có vết rách da. Bởi lẽ, người ta sử dụng những phương pháp thủ công tạo thành một hỗn hợp lá để đắp lên da. Phần hỗn hợp này chưa được kiểm nghiệm và đảm bảo vô trùng. Chúng sẽ keo dính lên da và gây viêm nhiễm vào vết thương. Nếu bó lá quá lâu trên vết thương hở sẽ gây viêm nhiễm, thậm chí hoại tử da và nguy hại đến xương bên trong. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng xương gãy ra sao để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Theo BS CKII Nguyễn Duy Hẳn, đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ, việc bó lá cần phải hết sức lưu ý, đặc biệt là thời gian đắp lá. BS CKII Nguyễn Duy Hẳn giải thích, các loại thuốc nam dùng để đắp thường có tính nóng, giúp tiêu sưng, lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, với những cơ thể “nhạy cảm” như phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, sản phụ sau sinh hoặc trẻ nhỏ da còn non và xương chưa phát triển toàn diện, nếu thuốc được đắp quá lâu sẽ khiến phần bị tổn thương phải chịu sức nóng trong thời gian dài, gây ra tình trạng cứng khớp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chi trong cơ thể. Trong đó, cứng khớp có thể làm chậm quá trình phát triển của các chi ở trẻ nhỏ.

Không chủ quan với bong gân, trật khớp

Theo ThS.BS Đỗ Văn Minh (Viện Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức), trật khớp là một chấn thương không hề nhẹ. Khi khớp bị trật ra khỏi ổ khớp, 90% các dây chằng đều bị tổn thương, có trường hợp nặng dây chằng còn bị đứt. Trật khớp còn có thể dẫn tới tình trạng vỡ ổ khớp, vỡ chỏm khớp… Khi bị trật khớp, cần chụp X-quang để xác định tình trạng trật khớp và những biến chứng để có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu đi bó lá, thuốc có thể chỉ giảm sưng, giảm đau mà tình trạng trật khớp không được điều chỉnh, để lâu ngày sẽ để lại tật.

Bên cạnh đó, BS Đỗ Văn Minh cũng khuyến cáo, không nên coi thường bong gân. Bong gân là một tổn thương dây chằng, tổn thương này có thể nhẹ như dãn dây chằng nhưng cũng có thể nặng tới mức đứt dây chằng. Với những trường hợp tự xử lý bong gân tại nhà bằng cách xoa mật gấu, dầu nóng… còn nguy hơn, bởi dầu nóng sẽ chỉ khiến tình trạng ứ dịch và bầm máu nặng hơn. Bong gân nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn tới tình trạng xơ dây chằng gây đau mạn tính, teo cơ, cứng khớp...

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 13 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Top