Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà bầu, trẻ nhỏ chơi Tết xa nhà nên biết điều này

Thứ năm, 15:00 12/01/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các bác sỹ cho biết vào dịp Tết Nguyên đán, lượng người nhập viện vẫn tăng cao, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nguyên nhân một phần là do việc ăn uống thiếu khoa học trong những ngày nghỉ lễ, phần còn lại là do nhiều người phải di chuyển xa (về quê hoặc đi du lịch) trong kỳ nghỉ Tết. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, dịp nghỉ Tết, mọi người cần đặc biệt chú ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh gây hại đến sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc giữ ấm cho cơ thể rất quan trọng đối với những người phải di chuyển xa trong dịp Tết. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, việc giữ ấm cho cơ thể rất quan trọng đối với những người phải di chuyển xa trong dịp Tết. Ảnh minh họa

Bà bầu nên hạn chế đi xa

Mang thai đứa con thứ hai tính đến thời điểm hiện tại đã bước sang tháng thứ tám, chị Nguyễn Thị Hoài (quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa) quyết định năm nay sẽ ăn Tết tại Hà Nội chứ không về quê như mọi năm. Thắc mắc về lý do này, chị cho biết, cách đây 3 năm, đúng vào thời điểm dịp cận Tết Nguyên đán, khi ấy chị mang thai đứa con đầu lòng được gần 3 tháng, vợ chồng chị cũng tất bật sắm sửa để về quê nghỉ Tết như bao người.

Là dâu mới lần đầu tiên ăn Tết quê chồng, chị Hoài cũng có chút lo lắng về những “nhiệm vụ” mà dâu con phải đảm nhận. Do đó, chị cố gắng thu xếp thời gian để về quê một cách sớm nhất để giúp bố mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa và sắm sửa đón Tết. Tuy nhiên, được các bác sĩ dặn dò phải cẩn thận đi lại trong ba tháng đầu của thai kỳ nên chị không dám ngồi xe máy đường dài cùng chồng về quê. Chị quyết định đi ô tô khách.

“Bây giờ, mỗi lần nghĩ đến lần về quê đó, tôi lại cảm thấy rùng mình. Chưa bao giờ tôi thấy quãng đường về quê nó lại dài đến thế. Trên xe chật cứng người, đường sá thì tắc nghẽn, cảm giác ngột ngạt đến khó thở. Thế nên, để vượt qua được quãng đường hơn 100 cây số, tôi phải chuyển tới 3 chặng xe. Tức là cứ được mấy chục cây số tôi lại phải xuống dọc đường để nghỉ, cảm thấy khỏe lại bắt xe đi tiếp. Hậu quả là về tới nhà, tôi lăn ra ốm trong suốt kỳ nghỉ Tết”, chị Hoài nhớ lại.

Sau lần ấy, chị Hoài “cạch” không dám đi xe khách, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên, Tết năm ngoái, “đến lượt” cậu con trai 2 tuổi của chị ốm lăn ốm lóc trong dịp Tết. Nguyên nhân là do cháu bé phải di chuyển bằng xe máy từ Thủ đô về quê ăn Tết trong tiết trời lạnh giá nên bị cảm lạnh dẫn đến viêm phổi. Do đó, năm nay, chị Hoài xin phép bố mẹ cho ăn Tết tại Hà Nội để tránh “tai nạn” như những năm trước.

Đề phòng nhiễm lạnh đường hô hấp

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, dịp Tết, thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến độ ẩm trong không khí tăng cao là những yếu tố thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh nhất là đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Đặc biệt, với thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, ẩm lớn như hiện nay, nguy cơ trẻ bị viêm họng, ho, sốt, cảm cúm… ngày càng tăng.

Đối với trẻ nhỏ, nếu cho trẻ di chuyển xa hoặc thường xuyên tụ tập nhiều ở những nơi đông người trong dịp Tết sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm các bệnh tăng cao. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc viêm phế quản, viêm phổi, nguy cơ suy hô hấp, cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Để phòng bệnh cho trẻ trong dịp Tết, BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, các bậc phụ huynh luôn phải giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là những gia đình phải di chuyển đường dài về quê hoặc đi chơi xa. Khi đó, nên cho trẻ ngồi trong ô tô kín gió, nhất là trong những ngày nhiệt độ xuống thấp và kèm mưa phùn. Trong trường hợp cho trẻ về quê bằng xe máy, cần cho trẻ mặc ấm, kín, tránh gió lùa trực tiếp vào người, gây lạnh cho trẻ. Tới nơi, không nên cởi bớt quần áo cho trẻ ngay. Cho trẻ ngồi trong phòng kín gió để cơ thể trẻ thích nghi với nhiệt độ không khí, sau đó mới từ từ cởi bớt lớp áo dày bên ngoài để tránh tình trạng trẻ bị sốc nhiệt. Nếu sờ thấy lưng trẻ có nhiều mồ, nên lau khô hoặc thay toàn bộ quần áo cho trẻ để không bị nhiễm lạnh.

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ luôn phải giữ cho cơ thể bé được ấm áp. Tuy nhiên, không lạm dụng ủ ấm quá kỹ vì có thể gây bí, ngột ngạt hay thậm chí nhiễm lạnh cho trẻ. Đặc biệt, đối với các vùng nông thôn hoặc những nơi không có điều kiện sử dụng điều hòa hai chiều hoặc máy sưởi, tuyệt đối không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì khí than tỏa ra rất độc, có thể khiến trẻ bị ngạt hoặc nhiễm độc đường hô hấp. Ngoài ra, với những trẻ dùng sữa bột, một điều lưu ý quan trọng đối với các bậc phụ huynh khi cho trẻ về quê ăn Tết là phải đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ pha sữa cho trẻ, đặc biệt là bình sữa của trẻ. Không cho trẻ dùng sữa pha đã lâu để tránh nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Còn với phụ nữ mang thai, khi đi ra ngoài các bà bầu cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể. Nên cân nhắc việc đi chơi vào những ngày thời tiết lạnh, đến những nơi đông đúc hoặc phải di chuyển quá xa. Nếu mang thai vào 3 tháng đầu và những tháng cuối của thai kỳ, cần hạn chế tối đa việc di chuyển nhiều và đi xa. Nếu chỉ đi lại trong phạm vi gần thì có thể sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, taxi hoặc xe buýt để đảm bảo an toàn giao thông, tránh gió lạnh cũng rất phù hợp. Khi đi xa, cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết như: quần áo ấm, khăn, khẩu trang, mũ len, găng tay, tất chân… Bên cạnh đó, mang theo dầu gió, thuốc chống cảm lạnh, cúm, nhức đầu, tiêu chảy…

Cẩn trọng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

BS Trần Văn Đào, Khoa Nhi (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) cho biết, rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những bệnh rất hay gặp trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân là do những ngày Tết, trẻ thường ham vui nên quên ăn, dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng làm “đảo lộn” đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, việc đồ ăn từ bữa này “lưu cữu” sang bữa khác cũng thường diễn ra trong những ngày Tết. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại đồ ăn này có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 14 phút trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top