Hà Nội
23°C / 22-25°C

Áp lực mang tên “đứa đi giật lùi”

Thứ năm, 11:00 24/05/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Xã hội hiện đại, nam nữ bình quyền nhưng quan niệm “một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa đi giật lùi” vẫn hiện hữu một cách cố hữu trong suy nghĩ của rất nhiều người dân. Mong ước phải sinh cho được một “thằng chống gậy” để thờ cúng, nối dõi tông đường luôn mãnh liệt trong tâm trí của rất nhiều người, đặc biệt ở cả những người tưởng chừng như cực kỳ tiến bộ.

Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đang được ngành Dân số nỗ lực tuyên truyền tại các địa phương, nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. ảnh: Dương Ngọc
Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đang được ngành Dân số nỗ lực tuyên truyền tại các địa phương, nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. ảnh: Dương Ngọc

Không nhắm mắt khi chưa có “thằng chống gậy”

Chị Huyền, một cán bộ làm ở một tổ chức phi chính phủ về phụ nữ luôn phải đối mặt với một bên là những hoạt động đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ, cũng đồng thời phải đối mặt với gia đình nhà chồng đầy gia trưởng “nhất định phải sinh cho được con trai”. Chị thường đau đầu vì gia đình nhà chồng luôn gây áp lực “khi nào thì sinh cho tôi một thằng cháu trai?” mà không chấp nhận bất cứ quan điểm nào.

“Tôi vẫn giải thích với ông bà rằng, hai đứa cháu gái xinh đẹp, giỏi giang có thể làm bất cứ điều gì mà ông bà có thể trông đợi ở đứa cháu trai. Nhưng mẹ chồng tôi khẳng định, dù hay dù giỏi thế nào thì phụ nữ khi lấy chồng không còn là người của gia đình này nữa. Bà nói, phụ nữ không sinh được con trai để nối dõi cho nhà chồng là một tội lớn”, chị Huyền tâm sự. Mẹ chồng chị nói rằng, con dâu có giỏi giang, kiếm nhiều tiền cũng không thể thay thế cho việc sau này hương hỏa không ai lo.

Hàng ngày, câu nói “một trăm cái chắp tay của phụ nữ không bằng một cái lạy của đàn ông” của mẹ như một điệp khúc khiến anh Phương (Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục của một Bộ) mệt mỏi. Anh chị lấy nhau được gần 20 năm có hai cô con gái học giỏi, ngoan ngoãn là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người. Nhưng mẹ anh, gần 80 tuổi vẫn canh cánh rằng “tôi không thể nhắm mắt khi chưa có cháu đích tôn”.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, cơ quan được giao thực hiện “Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 – 2025” cho rằng là một vấn đề rất khó, đòi hỏi thực hiện rất lâu dài. Theo ông, “vấn đề không nằm ở kinh tế, công cụ quản lý mà nó nằm ở giá trị văn hóa đã in sâu trong suy nghĩ người dân hàng nghìn năm nay”. Đến mức độ, có người làm ở chức vụ cao vẫn chấp nhận “hy sinh sự nghiệp”, bằng mọi giá để có thể có được cậu con trai. Một số người khi đã nghỉ hưu đã hãnh diện công bố có người con trai nối dõi với người phụ nữ không phải là vợ của mình, mà không cảm thấy một chút gì ngại ngùng, băn khoăn. Bên cạnh đó, suy nghĩ đàn bà là thứ yếu, phải đặt chồng và con trai lên trên hết cũng tồn tại sâu trong suy nghĩ của nhiều người, tạo nên một rào cản khó thay đổi. Ngay cả những hoạt động gia đình như nấu nướng, chăm sóc con cái, hiếu hỉ dường như cũng mặc định là nghĩa vụ của phụ nữ. Thậm chí, con gái không cần phải học cao, “học nhiều chỉ giỏi cãi, khó lấy chồng” vẫn ám ảnh nhiều thế hệ phụ nữ.

Thay đổi quan niệm - phải thay đổi từ gốc

Để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỉ lệ trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái trở về mức cân bằng tự nhiên đang là một bài toán khó. Ngành Dân số với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều hoạt động nỗ lực, cũng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong nhiều năm qua đã có nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn chưa được như mong đợi.

Các nhà nghiên cứu, các nhà nhân khẩu học cho rằng: Khi mong muốn phải sinh được con trai còn ăn sâu trong tiềm thức, thì việc coi con trai cũng như con gái là câu chuyện vẫn còn rất nhiều chông gai. Nhiều người coi việc mất cân bằng giới tính khi sinh, việc phụ nữ thấp kém hơn đàn ông là “điều bình thường”. “Những giá trị về Nho giáo vẫn mặc định một nếp nghĩ: Nếu đàn ông đi làm ăn mặc không chỉn chu là do vợ, còn phụ nữ không chỉn chu là do chính họ cẩu thả”, ông Nguyễn Văn Tân nói. Bản thân nhiều phụ nữ dù đã có những giá trị và vị thế nhất định trong xã hội nhưng vẫn sống và chấp nhận những quan niệm cổ hủ một cách rất bình thường. Nhiều nàng dâu nấu cơm, làm cỗ vất vả nhưng vẫn không dám để chồng rửa bát giúp dù đã được chính bố chồng yêu cầu. Hay có nhiều gia đình, vẫn giữ thói quen đàn ông tiếp khách mâm trên, cậu con trai 3-4 tuổi được ngồi cùng, còn mẹ và chị của nó mặc nhiên ăn mâm dưới bếp.

Chia sẻ về vấn đề này, trong một buổi làm việc với Tổng cục DS-KHHGĐ về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn, bà Hồ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Chí Linh, Hải Dương cho biết: Trong những buổi gặp gỡ, nói chuyện với người dân, nhiều người cao tuổi vẫn có thái độ rất “kiên định” với việc phải có con trai. “Khi trao đổi, có những bác nói thẳng rằng, các cô nói thế thôi vì các cô có lương công tác, chúng tôi bây giờ 70 tuổi, không có thu nhập và cũng không có con trai thì trông cậy vào đâu?”. “Nếu có hai con gái thì khi chúng tôi chết, con gái tôi có đem ảnh tôi đặt giữa nhà chồng nó được không?”. Các ông, các bác còn ví dụ có những dòng họ, con gái thành đạt có thể đưa tiền về đóng góp nhưng không bao giờ được ghi tên vào gia phả dòng họ. Thậm chí, họ còn nhấn mạnh: “Các cô giỏi, các cô thử mang ảnh bố các cô về nhà chồng đi”.

Theo bà Trần Thị Bích Hằng, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, bên cạnh việc tự chấp nhận những quan niệm cổ hủ, bản thân nhiều phụ nữ bị áp lực dòng họ, áp lực của gia đình nhà chồng. Do đó, công tác tuyên truyền phải tập trung cả vào các bậc ông bà, nam giới mới có được kết quả bền vững. “Khi người dân không có quan niệm coi con trai hơn con gái thì họ sẽ không có nhu cầu siêu âm để biết giới tính thai nhi và sẽ không có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi”. Bà Hằng kêu gọi, mỗi công đoàn viên ngành Y tế hãy là một tuyên truyền viên tích cực tại cộng đồng, nơi mình công tác để góp phần thay đổi nhận thức cho người dân.

Quyền lợi người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, soạn định lại, xây dựng lại thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó là Bộ "Quốc triều hình luật" hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này.

Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai – con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388); "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (điều 391). "Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng".

Xóa bỏ tư tưởng "phải có con trai"

Dưới đây là nguồn số liệu Nghiên cứu Giới và Gia đình Việt Nam, 2012 của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội với 7.285 nam giới và phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi 18 – 65 tại 9 tỉnh, thành phố. Đồng thời có thêm số liệu từ khảo sát các biện pháp sinh con theo ý muốn , 2015 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới phỏng vấn 200 phụ nữ và nam giới độ tuổi 18 – 49 tại Hưng Yên.

- 36,7% cho rằng, gia đình nhất thiết phải có con trai (Điều tra Gia đình Việt Nam 2006).

- 28,3% người trả lời cho rằng, gia đình nhất thiết phải có con trai (Nghiên cứu Giới và Gia đình Việt Nam 2012).

- 35% (trong số 200 người) nhận định, việc sử dụng biện pháp sinh con theo ý muốn là hiện tượng bình thường; nó giúp cho nhiều gia đình thỏa mãn mong muốn sinh được con trai.

- 34% (trong số 200 người) nhận định, không nên sử dụng biện pháp vì không cần thiết phải làm như thế, con là lộc trời cho, con nào cũng là con.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Top