Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già

Thứ sáu, 07:06 14/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Đa số những món "khoái khẩu" trong các món ăn được chế biến từ thịt lợn được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì có chứa độc tố gây bệnh.

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

GĐXH - Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Thịt lợn là món ăn thông dụng nhất trong mỗi bữa ăn gia đình, bởi đây là món dễ chế biến, từ luộc, rang, xào, chiên, nướng... và nhất là phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.

Về dinh dưỡng, thịt lợn là nguồn cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Hầu như mọi bộ phận của lợn đều được tận dụng để chế biến ra các món ăn ngon. Tuy nhiên, có một số bộ phận lợn được khuyến cáo nên hạn chế tối đa vì ở đó chứa nhiều độc tố.

Thịt cổ lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể, nhưng tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ. Hạch chứa rất nhiều vi khuẩn, vius, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp vào cơ thể.

Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine, đây là chất gây ảnh hưởng tới nội tiết tố con người và việc chuyển hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, do thịt cổ lợn thường có giá rẻ, nên nhiều thương lái thường trộn chung với các loại thịt khác, xay nhuyễn làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế các món ăn chế biến từ thịt xay.

Gan lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gan chính là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Chính vì thế, gan lợn trở thành một mối nguy tiềm ẩn. Nếu không biết cách chọn mua, vệ sinh cũng như chế biến, món ăn này có thể trở thành độc tố.

Theo kinh nghiệm, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Da lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Da lợn có vị mềm, dai và hương vị rất đặc trưng lại giàu collagen. Do đó, nữ giới sẽ rất thích da lợn vì nó có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, giúp làm đẹp da. Thế nhưng, da lợn lại chứa hàm lượng calo cao, dễ gây bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và các bệnh khác nên tốt nhất cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.

Óc lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Óc lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc. 

Nếu lạm dụng, lợi ích có thể chưa thấy nhưng nguy cơ gây bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh về tim mạch sẽ tăng cao đối với người ăn, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Ruột lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Lòng của lợn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin, đồng thời tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, đây là bộ phận chứa nhiều chất béo, ăn quá mức sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. 

Ngoài ra, phần lòng già còn có chức năng bài tiết chất độc, chất thải nên bị coi là bộ phận bẩn nhất. Muốn ăn phải rửa thật sạch, nấu chín. Nếu sơ chế không kỹ lưỡng, thường sẽ có một lượng lớn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…

Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.

Thận lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Thận lợn (hay còn gọi là quả cật) có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Phổi lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Phổi có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus. Vì vậy tốt nhất không nên ăn.

Tiết lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Sau khi ăn cơm, người Việt nên từ bỏ thói quen này vì sẽ tàn phá dạ dày khủng khiếpSau khi ăn cơm, người Việt nên từ bỏ thói quen này vì sẽ tàn phá dạ dày khủng khiếp

GĐXH - Nhiều thói quen tưởng như tốt, nhưng làm ngay sau bữa cơm lại là nguyên nhân tàn phá dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.

Lý giải hiện tượng vì sao một số đàn ông ốm nghén khi vợ mang thai

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Lao vào ăn uống không thể kiểm soát, nữ sinh năm thứ hai đại học phải nhập viện tâm thần.

8 thói quen ăn uống không lành mạnh khiến tóc gãy rụng

8 thói quen ăn uống không lành mạnh khiến tóc gãy rụng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sức khỏe mái tóc phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn ăn. Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến tóc gãy rụng.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

6 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe cho độ tuổi 40

6 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe cho độ tuổi 40

Sống khỏe - 17 giờ trước

Những gì ăn vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến xương khớp. Vì vậy để giữ cho xương chắc khỏe nên ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng trong chế độ ăn uống.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 1 ngày trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Top