Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn loại củ này này mỗi ngày là bạn đang giảm thiểu rủi ro ung thư cho chính mình, đặc biệt là ung thư buồng trứng

Chủ nhật, 14:19 29/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng giết chết các tế bào ung thư buồng trứng nhanh chóng và an toàn hơn so với các loại thuốc hóa trị.

Gừng là loại gia vị nấu ăn không thể thiếu cho các bà nội trợ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các phương thuốc dân gian từ hàng ngàn năm qua trên khắp thế giới để điều trị từ các triệu chứng đơn giản như giảm đau, buồn nôn đến chống viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư.

Ăn loại củ này này mỗi ngày là bạn đang giảm thiểu rủi ro ung thư cho chính mình, đặc biệt là ung thư buồng trứng - Ảnh 1.

Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc.

Giảm rủi ro ung thư

Gừng đang được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng của nó đối với các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng giết chết các tế bào ung thư buồng trứng nhanh chóng và an toàn hơn so với các loại thuốc hóa trị. Đó là tin tức đáng chú ý, bởi hóa trị có xu hướng gây ra nhiều mối lo ngại về sức khỏe.

Gừng cũng đã được phát hiện có tác dụng ngăn ngừa viêm đại tràng và ruột, vốn là một tác nhân gây ung thư cho các bộ phận cơ thể. Nên chú ý theo dõi kết quả các nghiên cứu liên tục về gừng và ung thư.

Chống viêm

Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.

Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Cải thiện lưu thông máu

Gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức.

Ăn loại củ này này mỗi ngày là bạn đang giảm thiểu rủi ro ung thư cho chính mình, đặc biệt là ung thư buồng trứng - Ảnh 2.

Gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng của người Việt, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh…

Gừng giúp cho tiêu hoá được tốt hơn

- Trong gừng tươi có Enzym phân huỷ rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn. Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy. 

Trong thí nghiệm trên chuột, gừng còn có tác dụng ức chế việc hình thành Histamin (chất gây dị ứng và gây loét dạ dày tá tràng). Ngày xưa nhân dân đã ứng dụng tính chất chống nôn, giải dị ứng, kích thích tiêu hoá để sử dụng trong chế biến thức ăn , đồ ăn có tính hàn được ăn với gừng như cua, ốc, thịt vịt…

- Sau bữa ăn với đồ ăn có tính hàn (cá, ốc..) mà đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy thì dùng một củ gừng to bằng ngón tay cái (6 – 10g) sắc uống hoặc gia nhỏ pha lấy 30ml nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi để uống có tác dụng giảm đau bụng, giảm nôn, cầm tiêu chảy.

- Khi bị lạnh mà đau bụng, tiêu chảy, mệt lả, nôn mửa thì dùng 3 – 6 gam can khương tán nhỏ hoà với nước ấm để uống.

Giảm nhức đầu

Các đặc tính kháng viêm của gừng cũng hữu ích trong việc điều trị đau đầu. Nhiều loại thuốc đau đầu không kê đơn trên thực tế chỉ đơn giản là thuốc kháng viêm chứ không phải là thuốc giảm đau thực tế.

Gừng là một công cụ tự nhiên để đạt được cùng một mục đích, nhưng không có tác dụng phụ của các công thức hóa học. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy ăn gừng mỗi ngày có khả năng ngăn bạn khỏi đau đầu, thậm chí là chứng đau nửa đầu.

Giảm cholesterol

Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Giảm buồn nôn

Bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.

Ngoài ra, gừng cũng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn do ốm nghén thai kỳ tới 75%. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ăn loại củ này này mỗi ngày là bạn đang giảm thiểu rủi ro ung thư cho chính mình, đặc biệt là ung thư buồng trứng - Ảnh 3.

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

Giảm cân

Giảm cân là một việc không dễ thực hiện. Cơ thể xem chất béo được lưu trữ như là dự trữ khẩn cấp, và thực sự không muốn đốt cháy nó. Chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn, nhưng phần lớn vấn đề cân nặng của bạn bị đổ lỗi cho di truyền. Vì vậy, điều quan trọng là cơ thể của bạn phải nỗ lực mới mong giảm cân, và gừng có thể là sự hỗ trợ tuyệt vời.

Gừng được cho là giữ cho quá trình trao đổi chất của bạn luôn ổn định, điều này rất quan trọng vì chế độ ăn kiêng chuyên sâu thường làm chậm nó. Một khi quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại, bạn có phục hồi trọng lượng mà bạn đã giảm một khi bạn ngừng ăn kiêng. Một liều gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này.

Kiểm soát tiểu đường

Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Loại gia vị này có tác dụng giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và tỷ lệ đột quỵ do tim.

Lily (tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 20 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 21 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

Top