Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn gì để miệng luôn thơm?

Thứ năm, 08:00 10/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet – Bên cạnh đánh răng, dùng nước súc miệng và xịt miệng, bạn nên tận dụng các thực phẩm tự nhiên để có hơi thở thơm tho, đánh bật mảng bám chân răng.

Hoa quả chứa vitamin C

Cam, dâu tây, chanh, kiwi, bưởi, quýt, việt quất... có tác dụng sạch răng thơm miệng. Vitamin C trong các loại quả này có công dụng kháng khuẩn, hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đây cũng là chất chống ô xy hóa giúp giảm các độc tố trong cơ thể, gồm cả độc tố do vi khuẩn trong miệng sản sinh. Những thực phẩm này còn góp phần gia tăng việc tiết nước bọt giữ cho vùng miệng luôn sạch sẽ và ẩm ướt.

Vì vậy hãy bổ sung nhiều hoa quả giàu vitamin C để chống bệnh nướu răng và viêm lợi - cả hai bệnh này đều gây hôi miệng.

Bạn có thể ăn hoặc vắt nước uống vì đều có công dụng giống nhau.

ăn gì miệng thơm

Sữa chua

Ngoài tác dụng đẹp da, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn sữa chua hằng ngày giúp giảm thiểu chứng hôi miệng. Sở dĩ vậy vì lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua giúp loại bỏ hôi miệng. Lactobacillus salivarius cũng hữu ích trong các vấn đề liên quan tới răng lợi. Nó giúp chữa lành vết loét trong miệng.

Mỗi ngày nên ăn 2-3 hộp sữa chua sẽ giúp bạn vừa sở hữu một làn da trắng mịn màng, đồng thời lại khiến hơi thở thơm mát hơn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hôi miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn các sản phẩm không chứa thành phần đường.

Trà xanh

Trà xanh rất giàu chất flavonoid giúp ngăn chặn và làm giảm sự kết dính của các vi khuẩn gây mùi cho răng miệng, giúp miệng bạn được thơm tho.

Ngoài ra, trà xanh có tác dụng chống oxy hóa tương đối mạnh, phòng chống được nhiều bệnh. Uống trà xanh rất tốt cho răng, giúp răng khỏe mạnh, trắng đẹp. Lượng flour lớn trong trà xanh, kết hợp với apatit trong răng giúp ngừa sâu răng.

Các loại lá gia vị và thảo mộc

Các loại lá vị và thảo mộc giúp chống hôi miệng trong thời gian lâu. Bạn có thể tìm đến lá bạc hà, rau thì là, rau mùi tây, quế, thảo quả ...

Bạn có thể nhai lá của chúng khi còn tươi hoặc ngâm trong nước nóng để uống giống như trà. Chúng không chỉ có tác dụng giữ mùi cho hơi thở, mà còn dễ tiêu hóa thức ăn. Những món ăn được trang trí thêm các loại rau mùi cũng là chọn lựa lý tưởng của bạn.

Trong các loại lá, bạc hà được coi là có công dụng hữu hiệu chữa hôi miệng. Chính vì tác dụng diệt khuẩn, giúp hơi thở thơm mát trong thời gian lâu nên lá bạc hà mới được đưa vào thành phần sản xuất các loại kem đánh răng. Bạn có thể lấy lá bạc hà xay nhuyễn chắt lây nước, cho ít muối vào nước đó và súc miệng, vừa giúp diệt khuẩn, tránh các bệnh về răng miệng, lại giúp bạn có được hơi thở thơm mát suốt cả ngày. Súc miệng mỗi ngày khoảng 2 lần để có tác dụng tốt nhất.

Ngoài cách trên ra, bạn có thể tự pha chế hỗn hợp giúp tạo hương thơm cho miệng bằng cách trộn chung hỗn hợp trái hồi, bột gia vị bạch đậu khấu, rau mùi, rau thì là trong chén có đậy nắp, để trong phòng ăn. Sau khi ăn những thực phẩm như cà ri hoặc uống cà phê, hãy dùng một ít hỗn hợp trên để giữ cho hơi thở thơm tho.

Nho khô

Nho khô chứa axít oleanolic, oleanolic aldehyde, betulin, axít betulinic… có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và ngăn vi khuẩn tạo bựa răng. Nhờ vậy, nho khô có thể khắc phục chứng hôi miệng rất tốt.

Hạn chế hôi miệng bằng cách nào?

- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng, tránh dùng tăm để xỉa răng.

- Không dùng các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.

- Hạn chế các thực phẩm gây hôi miệng như hành, tỏi, cà ri…

- Hạn chế ăn các chất ngọt và các sản phẩm từ bơ, sữa... có chứa chất đường.

- Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh.

- Thường xuyên đi khám răng miệng, lấy cao răng, lau chùi răng…Bạn cũng cần làm sạch lưỡi bằng cách dùng bàn chải cạo, hoặc dùng que cạo lưỡi cạo nhẹ nhàng cho sạch lưỡi.

Minh Minh (th)/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top