Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn bọ xít xong, gần 40 người theo nhau nhập viện

Thứ hai, 10:06 20/07/2015 | Y tế

GiaidinhNet - Bên cạnh các món ăn dễ gây bệnh như tiết canh, gỏi… thì một số thực phẩm được tiếng là “sạch” từ côn trùng“khai thác ở thiên nhiên” cũng mang những mầm họa khôn lường. Từng có trường hợp tử vong vì ăn bọ xít và hàng chục người nhập viện cũng vì sử dụng món ăn “độc đáo” này!

 

Các món ăn từ côn trùng luôn tiềm ẩn những mầm họa khôn lường nếu chế biến không đúng cách. Ảnh: Chí Cường
Các món ăn từ côn trùng luôn tiềm ẩn những mầm họa khôn lường nếu chế biến không đúng cách. Ảnh: Chí Cường

 

Nhập viện vì ăn côn trùng lạ, bọ xít

Những năm gần đây, phong trào ăn côn trùng, đặc biệt là bọ xít được nhiều người dân ở vùng nông thôn ưa chuộng. Tuy nhiên, món ăn này cũng là nguyên nhân từng gây ra những vụ ngộ độc đau lòng.

Vụ ngộ độc để lại hậu quả nghiêm trọng nhất liên quan đến bọ xít diễn ra cách đây khoảng 1 năm. Sáu gia đình tại bản Mùi 2 (xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) phải đi cấp cứu do ăn một loại côn trùng được gọi là bọ xít đen. Sau khi ăn, 38 người đã bị ngộ độc nặng, 1 trường hợp tử vong tại chỗ. Số người còn lại được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Than Uyên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Hàng năm, nhiều vụ ngộ độc vẫn xảy ra rải rác vì bệnh nhân không chỉ “xơi” bọ xít mà “chén” cả ấu trùng ve sầu, các loại sâu, bọ.Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hầu như năm nào cũng xảy ra những ca ngộ độc thực phẩm kiểu này. Đầu năm nay, 5 người tại Bình Phước sau khi ăn côn trùng phải đi cấp cứu. Trước đó, hồi tháng 9/2012, 15 người ở Bình Thuận đã phải nhập viện do ăn ấu trùng ve sầu. Tháng 4 - 5/2013, tại Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm do ăn ấu trùng ve sầu nhiễm nấm làm 22 người mang bệnh, 19 người phải nhập viện với biểu hiện nôn ói, chân tay co giật, trong đó có 5 người bị rất nặng phải chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM…

Các chuyên gia cho biết, ngộ độc do côn trùng có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, trong côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng. Điều này dễ nhận thấy nhất là ở nhộng - một món ăn bổ dưỡng nhưng không ít người ăn xong bị dị ứng. Đây là do cơ địa của từng người. Thứ hai, côn trùng bắt ngoài tự nhiên, không phải là “côn trùng sạch” như nhiều người vẫn tưởng. Trên thân của nhiều loại côn trùng có chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve… Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu côn trùng, một số loài côn trùng sống trong đất nên rất dễ nhiễm bệnh. Trong đất luôn có chứa nhiều bào tử nấm độc nên gặp độ ẩm, nhiệt độ, môi trường sinh trưởng thích hợp thì chúng nhiễm vào côn trùng, ấu trùng để phát triển và phát tán mạnh. Điều nguy hiểm là côn trùng, ấu trùng bị độc vẫn giữ nguyên hình dạng nên khó nhận biết bằng mắt thường.

Tại Việt Nam, một số loài côn trùng như: Cào cào, châu chấu, niềng niễng, dế và bọ xít vẫn được người dân sử dụng làm thức ăn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này hiện chủ yếu được thu bắt từ tự nhiên nên rất khó kiểm soát được chất lượng. Một số cơ sở nuôi côn trùng cũng đã xuất hiện, nhưng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm các cơ sở này hầu như cũng đang còn bị bỏ ngỏ. ThS Y tế công cộng Lê Trung Kiên - Trưởng khoa Hóa thực nghiệm (Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương) cho hay, hiện Việt Nam vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ để đánh giá về các độc tố của côn trùng khi chúng là thực phẩm và tác động đến sức khỏe của con người.

Đừng để “sướng miệng rồi khổ thân”

Theo ThS Lê Trung Kiên, để hạn chế việc sử dụng côn trùng gây ngộ độc, trước khi ăn, người dân nên kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Một số người có cơ địa dễ dị ứng với các protein lạ sẽ dễ bị nhiễm độc, thậm chí gây sốc phản vệ khi ăn một số loại côn trùng, vì thế nên “tuyệt giao” với món này. Cũng theo ThS Lê Trung Kiên, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc cào cào, châu chấu nhưng bọ xít đen, nhộng ong và bọ cạp là những loài côn trùng rất dễ gây ngộ độc. Tổ chức Nông - lương thế giới cũng đã khuyến cáo, người dân không nên ăn côn trùng với số lượng nhiều. Khi chế biến, cần bỏ ruột để hạn chế chất độc.

Để tránh ngộ độc khi ăn côn trùng, Cục An toàn thực phẩm từng đưa ra nhiều khuyến cáo. Theo đó, người dân tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Người dân cũng chỉ nên lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến. Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

Khi sử dụng côn trùng làm thức ăn phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn bằng cách ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng bị kích thích, thải hết chất độc trong ruột hay các tuyến ngoại tiết; Loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; Rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; Để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái. Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Lại suýt chết vì ăn cá nóc

Sau khi ăn cá nóc, 4 người dân ở xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Rất may họ được người thân đưa vào viện cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Chị Đặng Thị Hạnh (trú tại xã Cẩm Dương) cho biết: Sáng 18/7, chị mua cá nóc từ người đánh cá trong cùng xã, về nấu cho cả nhà ăn. Sau khi ăn xong, khoảng 12h cùng ngày, chồng chị Hạnh là anh Nguyễn Trọng Phương (SN 1963) cùng hai con trai là Nguyễn Trọng Thắng (SN 2001), Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1998) đều thấy chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Tuy nhiên, chị Hạnh cũng ăn cá nóc nhưng không thấy các triệu chứng trên.

Cùng thời điểm trên, anh Nguyễn Trọng Hương (SN 1958, trú tại xã Cẩm Dương) cũng ăn cá nóc và bị các triệu chứng ngộ độc. Cả 4 người trên được gia đình kịp thời đưa vào Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi được các bác sỹ chăm sóc, cho uống thuốc chống hấp thu, thuốc giảm đau, thuốc chống rối loạn tiêu hóa, truyền dịch bảo vệ dạ dày, sức khỏe của 4 bệnh nhân kể trên đã tạm thời ổn định.

PV

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Top