Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ám ảnh mang thai từ thuở lên 10

Thứ sáu, 13:16 24/05/2019 | Dân số và phát triển

Nghiên cứu mới nhất về tình hình sinh đẻ của sản phụ tuổi vị thành niên tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư mới đây cho thấy, có nhiều bà mẹ nhí mới 13-15 tuổi, thậm chí cá biệt có cả bà mẹ miệng còn chưa “hết mùi sữa”, mới 10 tuổi.

Yêu đương hồn nhiên

Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) hầu như ngày nào cũng gặp 2-3 sản phụ tuổi vị thành niên (VTN).

Tại Phòng tư vấn VTN (Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), một bà mẹ mang vẻ mặt rầu rĩ đã đưa con gái của mình chưa đầy 16 tuổi đến để “bỏ” cái thai 8 tuần tuổi. Người mẹ cho biết, đây là hậu quả của mối tình tự nguyện với cậu bạn lớn hơn cô bé 1 tuổi. Cô bé quan hệ tình dục với bạn trai mà không hề có ý thức gì về việc mang thai, chỉ khi thấy cơ thể quá khác lạ, bụng to lên mới “mách mẹ”. Hốt hoảng, người mẹ mua que thử thai về kiểm tra thì sự đã rồi.

Lại có bé gái khác tuần thai còn lớn hơn tuổi đời, mới 15 nhưng cũng mang thai đến tuần thứ 25. Em chia sẻ mình: “Dù cũng không muốn “chuyện ấy” nhưng vì sợ không chiều người yêu thì anh ấy sẽ bỏ em nên em cũng mặc kệ anh ấy làm gì thì làm. Em nghĩ, mình bé nên chưa thể có thai. Em chỉ nghĩ, mình béo lên, chỉ đến khi thấy bụng “ngọ nguậy” mới sợ hãi cho bố mẹ biết”.

Tư vấn sức khỏe tình dục tại Trung tâm sức khỏe sinh sản Hà Nội.  ảnh: Diệu Linh
Tư vấn sức khỏe tình dục tại Trung tâm sức khỏe sinh sản Hà Nội. ảnh: Diệu Linh

Theo bác sĩ sĩ Đào Văn Thụ (Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), gần như ngày nào cũng có trường hợp sản phụ là VTN dưới 18 tuổi đến Trung tâm xin tư vấn, khám thai hoặc xin xử lý cái thai. Có cô gái đã lập gia đình, có người chưa lấy chồng, có không ít học sinh trung học. Nhiều cháu bé mới 14-15 tuổi nhưng thai nhi đã 19-20 tuần. Đối với các trường hợp này, việc xử lý thai không hề đơn giản, phải chuyển sang các khoa điều trị để làm thủ thuật. “Có sản phụ mới 16 tuổi, nhưng đã mang thai 2 lần. Lần mang thai thứ 2, thai nhi đã 22 tuần tuổi nên các bác sĩ buộc phải cho bệnh nhân ra thai bằng con đường tự nhiên”.

Nghiên cứu về tình hình sinh đẻ của sản phụ tuổi VTN tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư vừa công bố cho thấy, tổng số sản phụ đẻ tại bệnh viện năm 2017 là 21.722 sản phụ, năm 2018 là 22.346 sản phụ. Trong đó, tỷ lệ VTN mang thai trong cả 2 năm là 0,5%.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (thành viên nghiên cứu, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), trong số 227 sản phụ độ tuổi VTN (tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi), có 178 trường hợp đã lập gia đình; số sản phụ 17-18 tuổi chiếm đại đa số (83,5%); số sản phụ từ 14-16 tuổi là 34 trường hợp, trong đó đáng lưu tâm là có 4 cháu bé mới 10-13 tuổi. Trong số 227 sản phụ nhí, có đến 27 sản phụ "nhí" còn đang là học sinh sinh viên (chiếm 11,9%), 83,3% làm nghề tự do và 21,6% chưa có chồng. Không ít VTN đã có tiền sử phá thai hoặc sinh con lần 2.

Hậu quả khôn lường

GS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình Rahf chia sẻ, trong hơn 50 năm làm về sức khoẻ sinh sản, bà từng chứng kiến rất nhiều nỗi đau phải phá thai sớm của trẻ VTN. Hầu hết các em đều đến bệnh viện khi tuổi thai đã lớn trên 12-16 tuần. Các em không có kinh nghiệm nên hoàn toàn không biết mình có thai, khi bị nôn, tưởng mình bị ngộ độc thức ăn, đau dạ dày, khi mệt mỏi tưởng mình bị cúm, thậm chí khi thai đã 5-6 tháng, bụng to “vượt mặt” lại nghĩ mình “ăn nhiều mà béo”.

Các em này chỉ lo lắng khi thấy bụng mình có “vật lạ động đậy” mới đi khám và biết mình có thai. Đau lòng nhất là có em mới 17-18 tuổi đã phá thai 3-4 lần. Do phát hiện muộn, nên hầu như các ca VTN mang thai đều phá thai khi thai đã lớn, để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của bà mẹ như: Băng huyết, thủng tử cung, viêm nhiễm dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Theo Bộ Y tế, số liệu báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi VTN và trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi VTN. Thống kê không đầy đủ cho biết, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai; 80% là phá thai to trên 12 tuần tuổi. Trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN và khoảng 15%-20% số ca nạo phá thai là của thanh niên chưa lập gia đình. Tỷ lệ thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng ngày càng gia tăng.

Ngoài ra còn không ít trẻ VTN sợ hãi, giấu giếm cha mẹ tự đi phá thai ở các địa chỉ y tế không tin cậy hoặc tự uống thuốc ra thai, đối mặt với nguy cơ cao về băng huyết, thủng tử cung, viêm nhiễm dẫn đến vô sinh… Đó là chưa kể, nhiều bà mẹ nhí đã phải bỏ học, chưa lớn đã phải làm mẹ, sang trấn tâm lý kéo dài suốt cuộc đời….

Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã cấp cứu không ít các ca tai biến do nạo phá thai to ở các cơ sở tư nhân khiến người mẹ thủng tử cung, băng huyết. Cụ thể như, bệnh nhân 18 tuổi, phá thai 14 tuần tuổi tại phòng khám tư. Hậu quả, tử cung rách toác, đầu thai nhi chui vào ổ bụng. Các bác sĩ đã phải mổ phanh để cứu cô gái, đồng thời cắt 1m ruột bị hoại tử. Có không ít thiếu nữ đã phải cắt cả tử cung, bị mất khả năng làm mẹ.

Số liệu ở Bệnh viện Phụ sản T.Ư cũng cho biết, mỗi năm có khoảng 5.000 ca nạo phá thai tại bệnh viện, trong đó có khoảng 18-20% số ca là của trẻ VTN. Có những em đã phải trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 10 - 12 tuổi và có những em 15 - 16 tuổi đã nạo phá thai 2 lần.

Ngay cả khi không nạo phá thai, sinh con khi tuổi vẫn “còn thơ” cũng là bi kịch lớn cho chính trẻ em và gia đình. Một bà mẹ có con mang thai khi mới học lớp 8 tâm sự. “Con gái tôi khá ngoan ngoãn, thậm chí còn cù lần. Tôi chưa bao giờ thấy cháu có biểu hiện làm dáng, yêu đương. Đùng một cái, tôi thấy bụng cháu to bất thường, tưởng con bị u bướu gì, đưa đi khám mới té ngửa cháu đã có thai 5 tháng. Vì mùa đông, cháu đi học toàn mặc áo khoác lụng thụng nên tôi không biết sớm được. Lúc đấy, cháu mới thú nhận yêu một “anh” học lớp 10, vì sợ tôi biết sẽ cấm đoán nên giấu rất kỹ. Thai quá lớn nên tôi đành phải làm bà lúc tôi mới 36 tuổi. Bây giờ tôi phải bỏ việc, ở nhà chăm con, chăm cháu. Đứa con gái của tôi giờ cũng xấu hổ nên bỏ học luôn, suốt ngày u uất, buồn chán. Cháu thì sinh non, yếu như con mèo hen, hai mẹ con nó suốt ngày khóc lóc, tra tấn tôi. Đời tôi đã khổ, đời con gái tôi cũng đi vào ngõ cụt”.

Theo Dân Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top