Hà Nội
23°C / 22-25°C

99 ngày trên du thuyền ‘bị ruồng bỏ’ vì nCoV

Thứ hai, 08:23 20/04/2020 | Bốn phương

Chuyến đi vòng quanh thế giới của cặp vợ chồng người Anh trở thành cuộc "hành xác", tự giam mình cùng con tàu bị từ chối cập cảng khắp nơi.

Đó là chuyến đi "có một không hai" trong đời của cặp vợ chồng người Anh, Simon (52 tuổi) và Kerry Lafrenais (47 tuổi). Họ đã thế chấp ngôi nhà, vay 36.000 bảng chi trả cho chuyến đi vòng quanh thế giới trên du thuyền Arcadia xa hoa - món quà dành cho người vợ đã 18 năm gắn với chiếc xe lăn. Kế hoạch trước đây của cặp vợ chồng là chuyến đi được thực hiện vào năm 2023 khi được lĩnh khoản lương hưu sớm được trả một lần. Nhưng tình trạng của Kerry xấu đi nhanh chóng, Simon nhận ra rằng chờ đến 2023 "sẽ là quá muộn".

99 ngày trên du thuyền ‘bị ruồng bỏ’ vì nCoV - Ảnh 1.

Tàu Arcadia tại cảng khi mới hạ thủy tại cảng Southampton, tháng 4/2005. Ảnh: Guardian.

"Cô ấy nhìn tôi sững sờ, yêu cầu tôi nhắc lại, rồi khóc. Hóa ra, đó là những giọt nước mắt hạnh phúc. Thật là nhẹ nhõm", Simon kể lại thời điểm bật mí với vợ về chuyến đi. Trong những ngày chuẩn bị cho chuyến đi, Kerry vô cùng hào hứng. Cô phấn khích lên kế hoạch sẽ mặc gì, tham quan những điểm nào... Simon cũng hạnh phúc với viễn cảnh ba tháng tới, các thủy thủy đoàn và nhân viên y tế sẽ giúp anh nhiệm vụ điều dưỡng và nấu ăn.

Nhưng Covid-19 xuất hiện và phá hỏng tất cả mọi thứ. Chuyến đi vòng quanh thế giới của con tàu Arcadia đã biến hành trình thành một cuộc đua marathon trên khắp các đại dương.

Đầu tiên, hành trình bị đổi hướng để tránh những điểm nóng Covid-19. Sau đó, lần lượt các cảng tàu từ chối tiếp nhận con tàu, do e ngại về sự lây nhiễm. Vào thời điểm hành khách cuối cùng trở lại Southampton trong ngày Lễ Phục Sinh, hành khách không có cơ hội đặt chân lên bất cứ vùng đất nào. Thuyền trưởng nói, đây là một kỷ lục.

Hành trình dưới đây là tổng hợp của từ những trang nhật ký mà Simon đã ghi lại quãng thời gian đó, cùng các bài báo, các bài đăng tải trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.

Ngày 2/1, một màn pháo hoa rực rỡ bắn lên khi tàu Arcadia khởi hành từ cảng Southampton. Rất ít trong số 2.388 hành khách biết rằng bốn ngày trước đó, một đại dịch gây ra bởi loại virus chưa được đặt tên đã bùng phát tại Vũ Hán

Chuyến đi sẽ đánh dấu kỷ niệm 15 năm ngày cưới của Simon và Kerry. Simon viết trên Facebook bài viết đầu tiên: "Southampton, Xin chào. Bắt đầu cuộc phiêu lưu, hy vọng biển yên tĩnh".

Ngày 15/1, sau khi vượt qua Đại Tây Dương, con tàu đi vào vùng biển Caribean. Simon và Kerry có một chút băn khoăn về sức khỏe, tuy nhiên không phải về Covid-19. Họ vẫn chưa nghe về căn bệnh này, dù thời điểm đó đã có 2 người Vũ Hán chết, bệnh đã lan sang một số quốc gia như Thái Lan, Mỹ và Hàn Quốc.

Khi này, nỗi lo lắng của vợ chồng người Anh là Kerry cảm thấy đau ở chân. Hóa ra đó là do viêm mô tế bào, một căn bệnh nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch của Kerry yếu. Các bác sĩ trên tàu đã kê thuốc kháng sinh cho cô và cảnh báo rằng Kerry có thể sẽ phải cắt cụt chi nếu các triệu chứng tệ hơn.

Ngày 27/1, con tàu đi qua Panama. Vào thời điểm họ tới San Francisco, Kerry đủ sức khỏe để thưởng thức cảnh đẹp của Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) và Alcatraz. Con tàu vẫn chưa có sự hiện diện của Covid-19, mặc dù căn bệnh đã lan rộng hơn. Một số sân bay Mỹ bắt đầu sàng lọc hành khách từ Vũ Hán, nhưng các tàu du lịch được coi là an toàn. Tuy nhiên, điều đó cũng sắp thay đổi.

Ngày 3/2, sau một tuần lênh đênh trên biển không có Internet, hành khách đến Hawaii. Họ đã đi được nửa đường từ Thái Bình Dương tới châu Á, nơi các con số dịch bệnh gia tăng theo cấp số nhân. Nhưng thông tin về sự bùng phát vẫn gần như không xuất hiện trên bảng tin của con tàu.

Khi Arcadia đang trên biển, một con tàu khác trong tập đoàn Carnival là Diamond Princess đã bị cách ly tại Nhật Bản, sau khi hơn 100 hành khách bị phát hiện nhiễm Covid-19. Điều này dẫn đến mối lo ngại gia tăng về những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên các tàu khác. Trong những ngày tiếp theo, thuyền trưởng của Arcadia liên tiếp thông báo rằng nhiều điểm đến ở châu Á bị hủy hỏ. Thay vào đó, họ sẽ dành nhiều thời gian ở Australia và New Zealand.

Ngày 11/2, Kerry nhận được một chiếc bánh và thiệp từ thuyền trưởng, trong ngày sinh nhật của mình. Hành trình lúc này đã bị thay đổi một lần nữa. Một điểm dừng theo dự kiến ở Tonga đã bị thay đổi, do sự bùng phát của dịch sởi trên hòn đảo. Vì thế, tàu chuyển hướng đến Tahiti - hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Polynesia, thuộc Pháp. nCoV lúc này vẫn là một mối đe dọa xa vời với những người trên tàu, dù nó đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn người trên khắp thế giới.

New Zealand và Australia đánh dấu điểm nhấn chuyến đi của cặp đôi người Anh. Họ thích những chuyến tham quan đến Auckland và Sydney. Ở Brisbane, Kelly đã rất vui khi được ôm một con gấu túi. Simon thích thú ngắm cảnh ở Hobart, Tasmania. "Từ ngữ không truyền tải hết vẻ đẹp ngoạn mục này", Simon mô tả trên mạng xã hội.

Nhưng lúc này, đại dịch đang tiến đến gần hơn. Tại Perth, phía tây Australia, họ nghe nói rằng một trong hai hành khách đã không qua cửa xét nghiệm kiểm tra sức khỏe và bị từ chối cho phép lên máy bay. Tàu ra khơi từ Freemantle lúc 7h42 tối ngày 11/3, vài giờ trước khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Và kết quả là, con tàu đã phải lênh đênh 30.000 km trước khi được phép vào đất liền.

99 ngày trên du thuyền ‘bị ruồng bỏ’ vì nCoV - Ảnh 2.

Simon và Kerry Lafrenais trên tàu Arcadia. Ảnh: Guardian.

Từ 12-21/3, tàu đi trên Ấn Độ Dương. Mốc thời gian này, theo Simon mô tả: "Từ đó trở đi, chúng ta dường như đi từ thảm họa này sang thảm họa khác". Arcadia bị từ chối cấp phép cập cảng ở Sri Lanka do lệnh phong tỏa. Đây là khoảnh khắc đau lòng với Simon. Cha mẹ Simon di cư đến Sri Lanka vào năm 1966, một năm trước khi anh sinh ra. Đây là lần đầu tiên anh đưa vợ đến gặp người thân ở đó. "Đây là cơ hội cuối cùng cho cuộc gặp gỡ thế này. Về mặt tài chính, chúng tôi không thể đủ khả năng làm lại điều này một lần nữa. Về mặt sức khỏe, tôi không chắc Kerry có thể", Simon viết.

Thất bại nối tiếp thất bại. Dubai và Malta đóng cảng, đồng nghĩa với việc con tàu phải chuyển hướng từ kênh đào Suez vào Địa Trung Hải. "Hành trình đi tàu vòng quanh thế giới của chúng tôi đang bị thu hẹp lại", Simon viết. "Mỗi ngày lại mang đến thêm những thông tin xấu. Những con tàu du lịch trở thành kẻ bị ruồng bỏ của thế giới. Không ai muốn chúng tôi cập bến".

Vào thời điểm tàu đến vùng Sừng châu Phi (Horn of Africa), dịch bệnh đã cướp đi 30.000 sinh mạng trên toàn thế giới. Vẫn chưa có trường hợp nào mắc Covid-19 trên tàu, điều đó có nghĩa là nó có thể treo cờ vàng (không ca bệnh), nhưng các hành khách phải thực thi cách biệt cộng đồng, ngồi xa nhau trong bữa tối. Nỗi lo lắng và sợ hãi bắt đầu len vào các cuộc trò chuyện. Cảm xúc này càng tăng khi Arcadia bị từ chối sơ tán hành khách ở Durban, sau đó buộc phải chờ 5 ngày để có thể được tiếp nhiên liệu và thực phẩm.

Simon bắt đầu sợ hãi rằng vợ có thể không có đủ thuốc, nếu họ bị giữ lâu hơn. Nếu không có thuốc thích hợp, vết thương sẽ bùng phát, thể chất của Kelly sẽ thêm suy yếu. Ngày 26/3, tàu cập cảng, nhưng chỉ 3 người Nam Phi được phép lên bờ.

Con tàu quay trở về Anh. Lệnh cách ly trên tàu được thắt chặt. Cặp vợ chồng trung niên dành nhiều thời gian hơn trong cabin của mình. Với một điểm dừng cuối để tiếp nhiên liệu ở Tenerife, giờ đây tâm trí của họ là nhà, nơi người thân và bạn bè đang chịu lệnh phong tỏa, cùng hơn 1.000 người đã chết.

Simon nhờ một hàng xóm mua thực phẩm cho vào tủ lạnh, để tủ khỏi trống khi họ trở về nhà. Anh ngạc nhiên khi việc mua đồ online trở nên khó khăn, một dấu hiệu cho thấy sự "lệch pha" giữa tàu và đất liền: "Rau và trái cây phong phú, nhưng giấy vệ sinh lại cháy hàng. Tôi nghĩ mọi người đã ưu tiên lựa chọn sai".

Ngày 12/4, tàu Arcadia cập cảng Southampton, chiếc cuối cùng của hạm đội P&O đã trở về nhà. Không có sự phô trương chào đón thường thấy. Các hành khách, những người đã trải qua 72 ngày lênh đênh trên biển trong tổng số 99 ngày của toàn bộ hành trình. Họ cũng phải cách ly 31 ngày trên tàu trước khi về nhà. Ở cảng Southampton, họ được thông báo ngắn gọn về những thay đổi trên đất mẹ: Kể từ khi con tàu lên đường vào đầu tháng 1, virus đã giết chết 110.000 người.

Simon và Kerry hiểu rằng mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nhiều. Câu chuyện của họ chỉ có nỗi thất vọng, không phải bi kịch. Họ biết ơn khi trở về với một phiếu bồi thường từ P&O cho chuyến đi 33 ngày vào năm tới. Điều này giải tỏa nỗi bận tâm lớn nhất của Kerry, rằng họ sẽ kết thúc chuyến đi mà chẳng có chút gì để trông đợi.

Hai vợ chồng lái xe trở về Lincolnshire trong chiếc xe chất chồng vali, đầu họ đầy những ký ức mâu thuẫn và tương lai tự cách ly sau những bức tường quen thuộc.

Theo Vnexpress


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sao mạng bị 'ném đá', tẩy chay vì giống nghi phạm giết người 19 năm trước

Sao mạng bị 'ném đá', tẩy chay vì giống nghi phạm giết người 19 năm trước

Tiêu điểm - 1 giờ trước

Zhao, người nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc, khốn khổ vì bị vùi dập khi có người phát hiện anh rất giống nghi phạm giết người bị truy nã 19 năm trước.

Làm theo thử thách trên mạng, cậu bé 14 tuổi tử vong do đau tim sau khi ăn snack khoai tây cực cay

Làm theo thử thách trên mạng, cậu bé 14 tuổi tử vong do đau tim sau khi ăn snack khoai tây cực cay

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Việc cậu bé 14 tuổi tử vong sau khi tham gia thử thách ăn cay trên mạng xã hội đã khiến cơ quan giám định y tế bang Massachusetts (Mỹ) phải lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng.

Theo dõi người đàn ông thất nghiệp liên tục chuyển trọ, cảnh sát đột nhập thì phát hiện lượng lớn giấy trắng và nước tương: Hành vi làm tiền giả tinh vi bị vạch trần

Theo dõi người đàn ông thất nghiệp liên tục chuyển trọ, cảnh sát đột nhập thì phát hiện lượng lớn giấy trắng và nước tương: Hành vi làm tiền giả tinh vi bị vạch trần

Chuyện đó đây - 17 giờ trước

Những tờ tiền giả được người đàn ông thất nghiệp này làm ra từ những tờ giấy trắng và nước tương mua ở siêu thị.

Vùng đất đẹp như tranh vẽ trở thành điểm du lịch hot nhất Trung Quốc dịp hè này nhờ phim chữa lành "Altay của tôi"

Vùng đất đẹp như tranh vẽ trở thành điểm du lịch hot nhất Trung Quốc dịp hè này nhờ phim chữa lành "Altay của tôi"

Bốn phương - 17 giờ trước

Nhờ có sức nóng của phim "Altay của tôi", Altay, hay còn gọi là A Lặc Thái, ở Tân Cương (Trung Quốc) đã và đang trở thành điểm đến du lịch cực "hot" trong mùa hè này.

Máy bay rung lắc kinh hoàng vì bão lớn: Hành khách viết thư từ biệt người thân trong 'cuộc chạm trán với tử thần'

Máy bay rung lắc kinh hoàng vì bão lớn: Hành khách viết thư từ biệt người thân trong 'cuộc chạm trán với tử thần'

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự cố liên quan đến chuyến bay của Cathay Pacific đã khiến toàn bộ hành khách trên chuyến bay vô cùng hoảng sợ.

Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Siêu công trình này của Singapore dự kiến hoàn tất 100% vào năm 2040 và mọi thứ ở đây đều tự động hoàn toàn.

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ

Bốn phương - 1 ngày trước

Tàn tích của một lâu đài được xây dựng vào đầu thời Trung Cổ, sau đó mất tích hàng thế kỷ, đã được tìm thấy ở TP Gloucester - Anh.

Cậu bé ngồi trong tiệm vàng có hành động khó tin, khiến nhiều người xem xong "há hốc": "Quá chịu chơi rồi!"

Cậu bé ngồi trong tiệm vàng có hành động khó tin, khiến nhiều người xem xong "há hốc": "Quá chịu chơi rồi!"

Bốn phương - 1 ngày trước

Đoạn video ghi lại hình ảnh cậu bé tại tiệm vàng đã thu hút được hơn 3 triệu lượt xem trên TikTok.

Lý do Meghan luôn chọn những chiếc váy và mẫu quần dài quét đất che kín chân dù khá bất tiện

Lý do Meghan luôn chọn những chiếc váy và mẫu quần dài quét đất che kín chân dù khá bất tiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Qua nhiều năm, người hâm mộ hoàng gia nhận ra Meghan rất chuộng những mẫu quần và váy dài quét đất dù chúng có vẻ khá luộm thuộm và khó di chuyển.

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Tổng số nhà trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, mặc dù con số thực tế có thể còn cao hơn.

Top