Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 điều phụ nữ phải nhớ khi vệ sinh ngày “đèn đỏ”

Thứ năm, 10:00 14/04/2016 | Sống khỏe

Phụ nữ cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt để giúp cơ thể sạch sẽ, làm giảm cơn đau bụng, đau lưng.

Dưới đây là những kiến thức quan trọng cho chị em phụ nữ trong ngày "đèn đỏ":

Chọn phương pháp vệ sinh trong ngày “đèn đỏ”

Khi tới ngày “đèn đỏ” có nhiều phương án lựa chọn cho nữ giới như sử dụng băng vệ sinh, khăn giấy vệ sinh hoặc tampon. Nếu bạn sử dụng tampon, điểm bất lợi của nó chính là khả năng thấm hút kém nhất so với 2 loại kia. Vì thế, tốt hơn bạn nên sử dụng băng vệ sinh và tampon phối hợp với nhau, phụ thuộc vào từng ngày trong chu kì. Với những ngày cuối, khi lượng máu không còn nhiều, bạn có thể sử dụng tampon, hoặc trong những thời điểm đặc biệt như đi du lịch, tắm biển bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để hỗ trợ.

Một số phụ nữ lựa chọn băng vệ sinh, tampon theo thương hiệu hoặc thấy phần đông người sử dụng thì mua. Tuy nhiên, cách tốt nhất chính là việc sử dụng thử một số loại khác nhau, thường xuyên thay đổi và lựa ra loại nào phù hợp nhất với cơ thể mình vì đôi khi thương hiệu hoặc sản phẩm đông người sử dụng chưa chắc đã phải là tốt nhất với bạn.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Máu kinh nguyệt một khi đã rời khỏi cơ thể nó bị nhiễm khuẩn bẩm sinh của cơ thể, vì thế nếu không thay băng thường xuyên sẽ dễ bị lây nhiễm. Quy tắc này áp dụng cho tất cả mọi ngày, kể cả những ngày lượng máu không có nhiều vẫn cần phải thay băng thường xuyên vì chiếc băng ở vùng kín sẽ ẩm ướt, dễ lây bệnh cho “cô bé” hoặc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, mẩn đỏ cho da.

Thời gian để thay băng vệ sinh là trung bình 6 giờ 1 lần (với điều kiện dù cho bạn thải ra ít lượng máu), còn với trường hợp lượng thải ra nhiều, bạn có thể thay 2 giờ 1 lần, tùy thuộc vào cơ thể bạn. Với những phụ nữ có “dòng chảy nặng” thì cần phải thay đổi thường xuyên hơn nữa.

Những người sử dụng giấy vệ sinh hoặc tampon cũng tương tự, bạn cần phải thay đổi đều đặn, không sử dụng quá lâu trong ngày.

Rửa vùng kín thường xuyên

Trong những ngày kinh nguyệt, máu có xu hướng “cư trú” ở những lớp cấu tạo của vùng kín nên phụ nữ cần phải rửa lượng máu dư thừa này đi để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đánh bại mùi hôi âm đạo trong những ngày nhạy cảm. Nếu bạn không thể rửa thường xuyên do đi làm hoặc điều kiện không tiện thì nhớ đảm bảo sử dụng giấy vệ sinh, khăn giấy sạch sẽ để lau trong ngày.

Không sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh âm đạo

Âm đạo có cơ chế làm sạch riêng của mình mà một trong số đó là sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Rửa âm đạo bằng xà phòng có thể giết chết vi khuẩn tốt và vô tình làm cho bạn bị nhiễm trùng từ việc tưởng như sạch sẽ này. Vì vậy, khi bạn tắm rửa thường xuyên trong giai đoạn kinh nguyệt, tất cả những gì bạn nên làm là sử dụng nước ấm. Bạn có thể sử dụng xà phòng nhưng chỉ ở bên ngoài, tuyệt đối không đưa xà phòng vào rửa sâu trong âm đạo.

Sử dụng kĩ thuật rửa đúng cách

Luôn luôn rửa và làm sạch vùng kín bằng phương pháp di chuyển từ trước ra sau, từ vùng kín ra hậu môn và tuyệt đối không làm điều ngược lại. Nếu làm theo chiều ngược lại bạn sẽ đưa vi khuẩn từ khu vực bẩn nhất tiếp xúc với “cô bé” và gây ra viêm nhiễm.

Loại bỏ băng vệ sinh, tampon đã sử dụng đúng cách

Một điều cần thiết nữa là bạn cần phải loại bỏ băng vệ sinh một cách cẩn thận nếu không nó sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, có mùi hôi trong nhà. Gói nhỏ chiếc băng đã sử dụng vào một chiếc túi nilon nhỏ để đảm bảo rằng nó không tỏa mùi hoặc lộ ra trước khi cho chúng vào thùng rác. Không nên ném chúng vào bồn cầu vì sẽ gây tắc.

Quan trọng hơn là bạn bắt buộc phải rửa tay thật sạch sau khi loại bỏ chúng vì bạn đã chạm vào những thứ có chứa vi khuẩn, nếu không rửa tay sẽ làm tay bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ. (Ảnh minh họa)

Cẩn thận với nổi mẩn vì dùng băng vệ sinh

Khi sử dụng băng vệ sinh thường xuyên, nhất là với người có “dòng chảy nặng”, thời gian kinh nguyệt kéo dài sẽ dễ bị mưng đỏ, đau và rát ở vùng kín và xung quanh khu vực này. Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ.

Không sử dụng hai miếng băng vệ sinh 1 lúc

Với một số phụ nữ tiết ra lượng máu lớn mỗi lần “đến ngày”, họ có suy nghĩ sử dụng 2 băng vệ sinh một lúc để tránh tràn ra ngoài và đỡ phải mất công thay băng nhiều. Điều này hoàn toàn không nên. Hai miếng đặt cạnh nhau sẽ hấp thụ máu và vi khuẩn dẫn tới bí bách cho bạn. Tốt hơn hết, nếu bạn có “dòng chảy nặng”, hãy chịu khó thay băng thường xuyên hơn để tránh việc tràn băng.

Đi tắm thường xuyên

Một số người đưa ra lời khuyên rằng không nên tắm thường xuyên trong thời gian này, đó là một lời khuyên ngớ ngẩn. Điều này chỉ đúng với phụ nữ xa xưa, khi họ tắm ở ao, suối, sông, hồ và việc họ tắm vào ngày “đèn đỏ” có thể sẽ lan tràn ra dòng nước và quan trọng hơn là dễ nhiễm khuẩn từ nguồn nước không đảm bảo đó.

Nhưng với hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh và nguồn nước sạch hiện nay, bạn cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt. Việc tắm không chỉ làm sạch cơ thể của bạn mà còn mang lại cho vùng kín một sự thoải mái, dễ chịu. Nó cũng làm giảm đau bụng kinh, đau lưng, cải thiện tâm trạng của bạn, làm cho bạn cảm thấy đỡ bí bách hơn. Một lời khuyên tốt nữa là bạn nên đứng dưới vòi hoa sen nước ấm, bạn sẽ thấy bớt đau lưng, đau bụng hơn rất nhiều.

Theo Minh Khuê/Khampha.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 4 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 23 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

Top