Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao?

GiadinhNet – Sở Y tế Hà Nội cho biết, 5/8 chùm ca bệnh đã được kiểm soát nguồn lây, tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn lo ngại từ 3 điểm nóng còn lại là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và chùm ca bệnh liên quan tới Bắc Ninh.

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 1.

Chiều 10/5, ông Đinh Tiến Dũng – Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội.

Thông tin về tình hình dịch, bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế cho biết, từ 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc ngoài cộng đồng tại 11 quận, huyện. 28 điểm tạm thời phong tỏa để khoanh vùng, dập dịch.

Theo đó, Hà Nội đã kiểm soát nguồn lây của 5/8 chùm ca bệnh. Cụ thể, chùm ca bệnh liên quan tới Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, ca bệnh Ấn Độ, chuyến bay VN160.

3 điểm nóng còn lại là ổ dịch Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2 (11 F0; 217 F1) và ổ dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (2 F0; 71 F1) và chùm ca bệnh liên quan tới Bắc Ninh (các ca bệnh tại Bắc Ninh có liên quan tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW 2; có 14 F0 và 122 F2 thuộc Hà Nội).

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi làm việc chiều nay (10/5).

Giám đốc Sở Y tế nhận định: "Ổ dịch của 2 bệnh viện và đặc biệt là từ ổ dịch tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang là mối quan ngại lớn, số ca mắc vẫn tiếp tục được ghi nhận, vì vậy cần tập trung giải pháp để nhanh chóng kiểm soát nguồn lây từ các ổ dịch này".

Trước tình hình cấp bách trên, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Hà Nội nhận định, các ca bệnh tại Hà Nội đều xác định được nguồn lây nhiễm nhưng nguy cơ phát sinh thêm các ca mắc mới trong công đồng vẫn rất cao bởi 4 nhóm nguy cơ chính, gồm: Chùm ca bệnh tại Gia Lâm và các ca mắc mới có liên quan đến ổ dịch tại Thuận Thành - Bắc Ninh; mầm bệnh từ các ổ dịch tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều; số mắc mới liên tục gia tăng tại 8 địa phương có địa bàn giáp ranh và lượng người quay trở lại Hà Nội làm việc, học tập rất lớn.

Do đó, Hà Nội xác định xét nghiệm đóng vai trò quan trọng, quyết định việc xác định sớm ca bệnh để chủ động bao vây, khoang vùng, xử lý, cắt đứt nguồn lây nhiễm, không để lan rộng, ngành y tế đã tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm: tăng cường năng lực lấy mẫu, các đơn vị nâng công suất xét nghiệm lên 10 lần (từ 3.000 lên 30.000 mẫu/ngày).

8 chùm ca bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát ra sao? - Ảnh 3.

25 gia đình tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được cách ly y tế nghiêm ngặt do hai mẹ con có nguồn lây từ Thuận Thành, Bắc Ninh. Ảnh: B.Loan

Đồng thời, do yêu cầu cấp bách về thời gian nên các lực lượng phải triển khai công việc khẩn trương bất kể ngày đêm và nhiệm vụ này đã diễn ra trong thời gian dài.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP khẳng định Gia Lâm là địa bàn có nguy cơ rất cao, do giáp ranh với vùng dịch tại huyện Thuận Thành.

Vì vậy huyện Gia Lâm cần tăng tốc thực hiện các giải pháp, chốt chặn toàn bộ các đường ngang, ngõ tắt; các tổ COVID-19 cộng đồng của huyện tăng cường nắm bắt di biến động của người dân thời điểm trước, trong và sau khi huyện Thuận Thành giãn cách xã hội.

Ông Ngọc Anh cho biết, theo các chuyên gia đánh giá, sắp tới sẽ còn gia tăng các ca bệnh, cần chú trọng nguy cơ F0 từ địa bàn các tỉnh giáp ranh với Hà Nội.

Trước việc nhiều nơi chưa thực hiện quyết liệt như ở công viên, vườn hoa vẫn tụ tập, Chủ tịch UBND TP kiến nghị xem xét tạm dừng thêm loại hình kinh doanh không thiết yếu như bia hơi… Hà Nội sẽ có quy định cụ thể từ khoảng cách giãn cách người với người đến việc tránh tụ tập đông người ra sao.

Tốc độ dập dịch "như thời chiến"

Trước tình hình dịch phức tạp, kết luận buổi làm việc, ông Đinh Tiên Dũng – Bí Thư Thành ủy yêu cầu thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó cần ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc", thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, "thần tốc" hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân.

Bí thư Thành ủy khẳng định, Hà Nội không giãn cách phong toả một cách cực đoan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, mà bình tĩnh xử lý, đưa ra những giải pháp đúng, hiệu quả, không bỏ lọt các F.

Để làm được việc đó, các địa phương phải thực hiện khẩn trương, tốc độ "như thời chiến", tăng cường ứng dụng thông tin qua các kênh, bảo đảm kịp thời cho phục vụ yêu cầu lãnh đạo chính xác, hiệu quả, phải có báo cáo giờ, thậm chí từng phút theo diễn biến của dịch.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top