Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 tuyệt chiêu của mẹ giúp con nhanh tăng chiều cao

Thứ năm, 20:05 14/05/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chiều cao được quyết định chủ yếu do di truyền. Tuy nhiên để tăng chiều cao tối đa mà bạn có thể đạt được và xương chắc khỏe sẽ phụ thuộc nhiều vào chết độ dinh dưỡng, sinh hoạt… và giữ tinh thần thật thoải mái.

Theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, chiều cao của nam 15 tuổi trung bình cân nặng 56,7 kg, cao 1,69 m. Thời kỳ này là giai đoạn vàng thứ ba (12-18 tuổi đối với nam), sự phát triển sẽ vượt lên nhanh hơn đặc biệt về chiều cao. Nếu được ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt khoa học có thể cải thiện chiều cao nhiều, trong 1-2 năm chiều cao có thể tăng 7-8 cm, thậm chí tới 12 cm.

Sau thời kỳ này, phát triển chiều cao sẽ chậm lại, mỗi năm chỉ tăng 1-2 cm. Vì vậy, bạn vẫn còn hy vọng để cải thiện chiều cao cho trẻ và hướng cho trẻ chú ý tăng cường tới một số việc sau:

Chế độ ăn

Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ bởi nó liên quan trực tiếp đến tất cả các khía cạnh của sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vậy các mẹ cần có kế hoạch cho bữa ăn của con để được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Trong mỗi bữa ăn của trẻ nên chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột (như gạo, mỳ, khoai sắn...); Đạm (như thịt, cá trứng, tôm, cua...); Dầu động vật, thực vật; các loại vitamin và khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau.

Ngoài thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, các sản phẩm thức ăn dinh dưỡng cũng là một cách làm tăng chiều cao nhanh. Nó có chứa các dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển chiều cao, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Đặc biệt, các chất này đã được tổng hợp một cách chất lượng, bao gồm canxi, kẽm, magie, đồng, mangan, boron, silic, chondroitin, DHA… Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên bỏ qua vitamin D và MK7 bởi chúng giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương sụn dài ra nhanh và luôn chắc khỏe, dẻo dai.

Ngủ đủ 8h/ngày và trước 22h

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển chiều cao. Giúp kích thích tăng trưởng tuyến yên tiết ra, làm tăng thêm chiều cao. Trung bình, mỗi ngày, mỗi người cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng. Các bạn tuyệt đối không nên thức khuya bởi giấc ngủ ban đêm có ảnh hưởng rất lớn tới xương. Đây là thời gian sụn xương phát triển và dài ra nhanh nhất. Hãy sắp xếp thời gian biểu để có thể đi ngủ sớm và dậy sớm. Tốt nhất là không nên ngủ muộn hơn 22h.

Bên cạnh đó cũng nên đảm bảo một giấc ngủ trưa từ 20 – 30 phút. Khoảng thời gian này tuy ngắn nhưng rất tốt cho sự phát triển của chiều cao và sức khỏe của trẻ.

Tắm nắng

Có rất nhiều người thắc mắc rằng vì sao uống nhiều sữa mà chiều cao vẫn phát triển chậm. Nguyên nhân ở đây chính là vì cơ thể thiếu vitamin D.

Để canxi phát huy tác dụng, song song với việc bổ sung hàng ngày, chúng ta cần tăng cường vitamin D. Tắm nắng là cách tốt nhất để làm điều này. Các bạn nên tắm nắng lúc sáng sớm, từ 6h – 7h30 hoặc chiều muộn, từ 4h30 – 5h30.

Đo chiều cao 2 tháng/lần

Tốc độ tăng chiều cao của trẻ tuy không nhanh nhưng vẫn cần thường xuyên theo dõi. Để nhận ra sự khác biệt, mẹ nên lưu ý đo chiều cao bé khoảng 2 tháng một lần. Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao hàng năm của trẻ em dưới 4cm, và so con số thấp hơn khá nhiều so với các bạn cùng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám, kiểm tra khung xương, và làm thử nghiệm hormone để tìm lý do thực sự vì sao trẻ không cao lên.

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo Bảng chiều cao của trẻ chuẩn nhất theo WHO 2015 cho trẻ từ 0-5 tuổi.

Hạn chế ngồi xổm, mặc đồ chật

Khi trẻ em quen ngồi xổm lâu dài, đôi chân dài trong trạng thái uốn cong lâu dần có thể dẫn đến việc lưu thông máu kém, xương chân cũng có thể bị uốn cong ra phía ngoài. Vì vậy mẹ cố gắng tránh để con phải ngồi xổm quá lâu, đồng thời tạo thói quen tìm ghế để ngồi cho bé.

Cha mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đặc biệt là ở vị trí mắt cá chân, nếu bé đi tất chật thường xuyên sẽ khiến xương chân khó phát triển.

Thường xuyên thể dục thể thao

Để chiều cao phát triển nhanh thì luyện tập thể dục thể thao là điều không thể thiếu. Điều này giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, từ đó giúp tăng khối lượng xương.

Nên khuyến khích trẻ tập luyện các môn thể thao kích thích phát triển chiều cao nhanh như những môn có các động tác nhảy, đá chân (nhảy cao, nhảy xa, đu xà, bóng rổ…) và các bài tập kéo giãn (yoga, uốn dẻo, bơi lội…). Tuy nhiên, nhớ luyện tập thường xuyên, duy trì tối thiểu 1 giờ mỗi ngày, tránh bỏ dở giữa chừng bởi như vậy sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt.

Giữ tinh thần thoải mái

Tinh thần cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của xương. Nó có ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ cơ thể. Khi bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, stress, việc ăn uống bị ảnh hưởng, các hoạt động khác trì trệ, kéo theo đó là sự phát triển của xương và chiều cao cũng bị ảnh hưởng.

Nếu con bạn từ chối thực hiện theo những lời khuyên ở trên, bố mẹ có thể nói chuyện với con về những điều cần thiết để tăng chiều cao nhằm nâng cao nhận thức của con về sức khỏe và những thói quen lành mạnh. Những điều này chúng có quan hệ chặt chẽ và sẽ giúp khuyến khích phát triển chiều cao tối ưu cho bé.

Ngoài ra, để tăng chiều cao tối ưu của bé mỗi năm, cha mẹ bé hãy nỗ lực chăm sóc con mỗi ngày để đảm bảo con bạn được mạnh khỏe nhất.

MH(Th)/Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 11 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top