Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 câu hỏi phụ khoa được phụ nữ quan tâm nhất

Thứ bảy, 08:19 25/02/2017 | Dân số và phát triển

Khi thăm khám sản phụ khoa, phụ nữ thường ngại ngùng và mong muốn kết thúc thăm khám càng nhanh càng tốt. Nhưng bạn có biết, chỉ vì sự ngại ngùng này mà bạn đã mất đi cơ hội vàng để hỏi những câu hỏi “dễ gây xấu hổ” về tình trạng sức khỏe của mình.

Các chuyên gia sẽ lắng nghe, giải đáp và cung cấp đầy đủ các thông tin về làm thế nào để bạn giữ gìn sức khỏe. Đừng ngại ngần bởi các bác sĩ luôn muốn bạn chia sẻ càng nhiều về tình trạng của mình.

1. Tại sao chu kỳ của tôi lại tồi tệ đến vậy?

Nếu như đến chu kỳ thường mất nhiều máu hoặc bị những cơn chuột rút đau đớn, bác sĩ thăm khám sẽ muốn biết điều đó để giúp bạn bớt đau đớn. Maureen Baldwin, bác sĩ sản phụ khoa tại trường đại học Oregon Health & Science nói: “Tôi mong càng nhiều bệnh nhân sẽ đề nghị tôi giúp đỡ khi tới chu kỳ của họ, đặc biệt khi nó gây đau đớn tới mức khiến họ phải nghỉ học hay nghỉ làm”.

2. Sao môi âm hộ của tôi trông lại buồn cười thế?

Môi âm hộ của mỗi phụ nữ khác nhau song nhiều người vẫn bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực như môi âm hộ của mình bị lệch? Có vấn đề gì nghiêm trọng không nếu chỗ đó nhiều lông? Nếu thắc mắc, hãy hỏi bác sỹ và tin tưởng nếu họ nói bộ phận đó của bạn bình thường bởi lẽ họ đã nhìn thấy bộ phận đấy nhiều lần rồi.

3. Tôi có nên tiêm HPV?

HPV rất phổ biến và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, do đó không ngạc nhiên nếu bác sĩ có đề nghị này. “Đây là loại vắc xin mới và đã được cải tiến giúp chống lại 9 chủng HPV – thậm chí nhiều hơn.” Mary Jane Minkin, Bác sỹ, giáo sư lâm sàng khoa sản phụ khoa và sinh sản trường đại học y khoa Yale, tác giả cuốn sách A Woman's Guide to Sexual Health nói.

4. Tôi có bị nhiễm trùng nấm men?

Nếu đã có tiền sử nhiễm trùng men nấm trước hẳn bạn đã được khám và hướng dẫn các loại thuốc điều trị chúng. Nhưng nếu như đây là lần đầu tiên mắc phải, lời khuyên là hãy tìm đến bác sĩ. Qua một vài câu hỏi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được chắc chắn bạn có hay không mắc phải căn bệnh này. “Trong số những phụ nữ tự điều trị nấm men, khoảng 2/3 số đó không thực sự bị nhiễm nấm men”, Bác sĩ Minkin nói. Đôi khi có nhầm lẫn giữa nấm men với trường hợp dị ứng với sản phẩm có mùi hay nhiễm vi khuẩn. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số kháng sinh, khám càng sớm thì bạn càng nhanh cảm thấy thoải mái hơn.

5. Đời sống tình dục của tôi có bình thường không?

Khi nói đến vấn đề tình dục, đơn giản hãy coi bác sĩ của bạn giống như google, sau khi nhận được các thông tin cần thiết cũng không phải lo xóa lịch sử duyệt web. Hãy thoải mái đặt câu hỏi trong các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ.

6. Tại sao tôi lại bị nổi mụn? Tóc có vấn đề? Dạ dày bị đau?

Bác sỹ sản phụ khoa không chỉ đối phó với các vấn đề sản phụ khoa, họ còn quan tâm tới tất cả khía cạnh sức khỏe của bạn. Nên ngay cả khi xảy ra vấn đề trên cơ thể không nằm trong chuyên môn của họ, hãy vẫn chia sẻ. "Tất cả các bệnh nhân nên chia sẻ tất cả các triệu chứng và những thay đổi trong cơ thể của họ," Joshua Hurwitz, MD, một bác sĩ nội tiết sinh sản chứng nhận tại khoa sinh sản Y Associates Connecticut nói. Nếu bạn đang lo lắng về tóc trên khuôn mặt hoặc đau vùng chậu hoặc mụn trứng cá hoặc bất cứ điều gì khác mà dường như gặp vấn đề với cơ thể, bác sỹ của bạn sẽ muốn nghe về nó.

7. Âm đạo có mùi?

Đây là một câu hỏi phổ biến. Nếu bạn nhận thấy âm đạo có mùi trong khi mọi kết quả kiểm tra đều tốt thì nên hỏi bác sĩ. “Âm đạo khỏe mạnh có một mùi hương tự nhiên nào đó," Sherry Ross, Dược sĩ, chuyên gia y tế và sản phụ khoa ở Women's Health Expert in Santa Monica, CA nói. Có thể điều chỉnh một vài loại thức ăn như tỏi và hành tây. Trường hợp bị nhiễm trùng sẽ kèm theo các triệu chứng như ngứa, dịch bài tiết có vấn đề.

Theo SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top