Hà Nội
23°C / 22-25°C

65% bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng – thách thức của bệnh viện trong sàng lọc, phát hiện

GiadinhNet - Trong hơn 1.000 bệnh nhân đang điều trị, có 65% không triệu chứng. Các chuyên gia nhận định "không triệu chứng" là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân.

65% bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng – thách thức của bệnh viện trong sàng lọc, phát hiện - Ảnh 1.

65% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị không có triệu chứng

Tối 13/5, Bộ Y tế cho biết có thêm 21 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số ca khỏi bệnh ở nước ta lên 2.657. Hiện có hơn 1.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại hơn 50 cơ sở y tế trên cả nước. Trong số này, có hơn 700 bệnh nhân phát hiện từ 27/4 đến nay.

Hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có số bệnh nhân đông nhất với hơn 300. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có hơn 130 bệnh nhân. Bắc Ninh, Bắc Giang đang điều trị lần lượt hơn 110 và hơn 80 bệnh nhân.

Ngày 13/5, Tiểu ban Điều trị (Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) cho biết trong số các bệnh nhân đang điều trị (gồm bệnh nhân đợt dịch thứ 3 và đợt dịch thứ 4), có gần 65% bệnh nhân COVID-19 không có biểu hiện lâm sàng; 29% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhẹ.

65% bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng – thách thức của bệnh viện trong sàng lọc, phát hiện - Ảnh 2.

Người dân trước khi vào viện được đo nhiệt độ, yêu cầu sát khuẩn tay.

TS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, giải trình tự gene cho thấy biến chủng virus tìm thấy lần đầu ở Ấn Độ (B.1.617) đã xâm nhập cơ sở y tế này.

"Đây là biến chủng rất mới. Rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng" – ông Thạch cho biết thậm chí trong 10 ngày đầu bệnh nhân không có biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt, ho, khó thở. Việc khám sàng lọc, đo nhiệt độ theo ông Thạch rất khó để phát hiện.

Đồng tình với quan điểm này, tại Bệnh viện K – nơi phát hiện cùng lúc 11 ca bệnh COVID-19 thông qua việc chủ động xét nghiệm sàng lọc, PGS.TS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện – cho biết việc sàng lọc SARS-CoV-2 người vào viện rất khó khăn vì không có triệu chứng.

Cho rằng nếu chỉ đo thân nhiệt, hỏi dịch tễ, Bệnh viện rất khó phát hiện người dương tính, cùng đó xét nghiệm trước khi vào viện cũng rất khó, nhưng PGS Quảng vẫn nhấn mạnh vẫn cần phải thực hiện, coi việc đo nhiệt độ, hỏi dịch tễ là bước sàng lọc, phát hiện sớm thứ 1; khi bệnh nhân vào trong bệnh viện tiếp tục sàng lọc bước 2 ở các khoa phòng.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cũng nhấn mạnh các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc khi họ đến viện. Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra tình trạng viêm phổi do virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng.

Một chuyên gia của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho rằng vì không có triệu chứng nên nhiều người bệnh không nghĩ mình có bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển âm thầm. Chỉ có một số bệnh nhân tới ngày thứ 9-10 bệnh nặng lên, nếu họ mới đến bệnh viện thì mới "bắt được những ca chỉ điểm đó" (xét nghiệm dương tính COVID-19 vì có triệu chứng) khi đó sẽ muộn mất 2-3 chu kỳ lây nhiễm.

Cũng vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, một số bệnh nhân không đến bệnh viện để xét nghiệm, họ di chuyển thoải mái nên khó kiểm soát.

Đặc biệt, vị chuyên gia này cũng cho biết ở các bệnh nhân nặng, dù bị tổn thương phổi nhưng sau ngày thứ 9-10 thì một số người xét nghiệm SARS-CoV2 đã trở về âm tính. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác sàng lọc nếu thầy thuốc chưa đủ nhạy cảm lâm sàng để truy đến cùng những dấu hiệu, yếu tố nguy cơ hay tổ chức mở rộng sàng lọc ở những người cùng chùm bệnh thì có thể bỏ sót.

"Khi có vài ba bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc gần, có biểu hiện giống nhau thành một chùm ca bệnh, hoặc khi có bệnh nhân có tổn thương phổi không lý giải được bằng những căn nguyên thông thường khác, thì sẽ là yếu tố để nghi ngờ" – vị chuyên gia cho biết.

Từ thực tế điều trị, các chuyên gia cho rằng nếu sàng lọc chỉ trông chờ vào triệu chứng thì rất dễ bỏ lọt.

Trong chùm 7 ca đầu tiên ở Hà Nam, chỉ có duy nhất ông bố của bệnh nhân chỉ điểm (BN2899) là có triệu chứng, số còn lại không có triệu chứng. Tương tự như vậy, chùm ở Vĩnh Phúc, trong số 8 ca đầu tiên chỉ có 1 ca có triệu chứng. Điều này rất khó nếu chỉ chờ vào triệu chứng mới phát hiện ca bệnh.

Việc khai báo y tế thành khẩn, trong đó có tiền sử dịch tễ rất quan trọng, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của y tế địa phương trong truy vết rất quan trọng.

Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện ra được ca bệnh COVID-19

Các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người nhiễm COVID-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. Nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm COVID-19 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.

Các chuyên gia nhận định "không triệu chứng" là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân. Còn Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh nhiều lần: Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện ra được ca bệnh COVID-19. Vì thế nhiều lần, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải tăng cường năng lực xét nghiệm, mở rộng đối tượng xét nghiệm.

Ngày 12/5, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 06 về việc Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19. Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVD-19 có công điện hỏa tốc về việc khẩn trương thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối.

Trong hai công văn quan trọng này, BCĐ Quốc gia, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đối với nhân viên y tế, người bệnh và người chăm sóc người bệnh. Các bệnh viện chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

65% bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng – thách thức của bệnh viện trong sàng lọc, phát hiện - Ảnh 4.

Bệnh viện K phát hiện chùm ca bệnh ở Khoa Ngoại Gan - Mật - Tuỵ nhờ sự chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 trong bệnh viện. Ảnh: Võ Thu

Tư lệnh ngành Y tế khẳng định Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm cho tất cả các phương pháp. Bộ Y tế cũng ban hành các văn bản về phương thức giám sát mới, tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép dùng kháng nguyên nhanh cho sàng lọc. Bộ trưởng khẳng định độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm Realtime RT- PCR hay gộp mẫu là tương đương nhau.

Theo yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế, trong xét nghiệm sàng lọc, định kỳ ít nhất 7 ngày phải xét nghiệm cho cán bộ, nhân viên làm việc ở nơi có nguy cơ như bộ phận tiếp đón bệnh nhân khoa khám bệnh, cấp cứu, thận nhân tạo, hô hấp và truyền nhiễm. "Dứt khoát sàng lọc đối tượng nguy cơ, tiến tới sàng lọc toàn bộ nhân viên, người bệnh trong bệnh viện" – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết khi bệnh viện hết cách ly, được đón bệnh nhân thường, đơn vị này tiến tới sẽ từng bước mở rộng xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên nhanh cho tất cả bệnh nhân tới viện. Ngoài xét nghiệm định kỳ ở nhóm nguy cơ cao như yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bệnh viện sẽ triển khai xét nghiệm sàng lọc ngẫu nhiên cho các nhân viên y tế khác và bệnh nhân nội trú bằng test kháng nguyên nhanh hoặc Realtime RT- PCR.

Còn tại Bệnh viện K, dù chưa trở thành thường quy nhưng tại Bệnh viện này, trước khi điều trị, đặc biệt với bệnh nhân nặng hoặc bệnh nhân có nguy cơ, bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR, một số làm test nhanh.

Đến nay, toàn quốc có 175 phòng xét nghiệm có khả năng thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, có 125 phòng đủ năng lực khẳng định.

So với các đợt dịch trước, trong đợt dịch thứ 4 này công suất xét nghiệm tăng rất nhanh. Tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam thực hiện gần 310.000 mẫu xét nghiệm.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cả nước hiện có 100 bệnh viện có phòng xét nghiệm (gồm cả phòng xét nghiệm khẳng định và phòng xét nghiệm sàng lọc). Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu tất cả các bệnh viện có 300 giường bệnh trở lên phải có máy xét nghiệm khẳng định.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 17 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 3 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top