Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 thói quen gây nguy cơ đột quỵ cao ở người trẻ, cái thứ 4 nhiều người mắc phải, ai không có xin chúc mừng!

Thứ ba, 18:59 09/04/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Đột quỵ ở người trẻ có nguy cơ cao với nhóm người bệnh béo phì, ít vận động, người có bệnh lý dị dạng mạch máu não, người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu, người bị đái tháo đường và tăng huyết áp.

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

GĐXH - Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Đột quỵ ở người trẻ: Hiểm họa không từ một ai!

Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ, do xuất huyết não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa.

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022, có đến hơn 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới). Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số bệnh nhân là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Có thể thấy, dù nguy cơ đột quỵ tăng cao khi chúng ta già đi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ tuổi không có nguy cơ bị đột quỵ. Bất kể ai, dù già hay trẻ, đều có thể bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

Đột quỵ ở người trẻ: Đây là 6 nhóm người cần cảnh giác  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đột quỵ ở người trẻ có nguy cơ cao với nhóm người này

Người có bệnh lý dị dạng mạch máu não

Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ ở người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não sẽ gây nên những túi phình dẫn đến đột quỵ xuất huyết não hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp - hay gọi là đột quỵ nhồi máu não. Dị dạng mạch máu não có thể phát hiện sớm qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Người hút thuốc lá thường xuyên

Theo thống kê, có khoảng 50% người bị đột quỵ trẻ tuổi có sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc những người hút thuốc lá thụ động. Trong điếu thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học, các chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) có liên quan đến đột quỵ nhồi máu não. Đối với những người trẻ tuổi, các thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu.

Người béo phì, ít vận động

Khoảng 10% người trẻ tuổi bị đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tại vòng bụng, hông còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.

Người bị đái tháo đường và tăng huyết áp

30% đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.

Người sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là rượu bia. Các loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng chảy máu não.

Đột quỵ ở người trẻ: Đây là 6 nhóm người cần cảnh giác  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường giống như ở người lớn, bao gồm: Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường ở một bên cơ thể; khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác; chóng mặt hoặc mất thăng bằng; đau đầu dữ dội, đột ngột; rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn đôi; khó nuốt; buồn nôn hoặc nôn mửa; rối loạn ý thức và hôn mê.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ

- Người trẻ cần có một lối sống tích cực cũng như chế độ ăn thích hợp và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày; 

- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở người trẻ tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích,... là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ và đột quỵ tái phát. 

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?

Thông tin nghệ sỹ Phước Sang đột quỵ lần thứ 2 ở tuổi 55 khiến nhiều người bất ngờ. Bởi, mọi người thường nghĩ đột quỵ thường diễn ra ở người cao tuổi.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Top