Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 căn bệnh mùa hè bạn dễ mắc phải

Chủ nhật, 14:15 27/06/2021 | Sống khỏe

Nếu biết cách tăng cường sức đề kháng, bạn có thể phòng tránh được các các bệnh mùa hè phổ biến như ngộ độc thực phẩm, cháy nắng, sốc nhiệt, dị ứng và cảm cúm.

BSCK2. Nguyễn Huân - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết: “Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, bạn có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và dễ mắc các bệnh mùa hè do suy giảm sức đề kháng”.

Sau đây là một số bệnh mùa hè phổ biến có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

 5 căn bệnh mùa hè bạn dễ mắc phải - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xuất hiện nhiều giờ sau khi tiếp xúc với tia UV. Tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại có thể xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây tình trạng cháy da.

Đây là tình trạng khá phổ biến vào mùa hè do bạn quên thoa lại kem chống nắng sau khi thư giãn ở hồ bơi hay trên bãi biển. Những vết cháy nắng bỏng rát có thể gây gây đau đớn thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.

Hầu hết các vết cháy nắng nhẹ sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày, một số trường hợp nặng hơn có thể cần phải điều trị tại các cơ sở y tế. Khi bị bỏng nắng, bạn hãy dội nước mát để làm dịu cảm giác bỏng rát. Cần lưu ý rằng tránh sử dụng đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da vì nó có thể gây ra nhiều tổn thương hơn cho vùng da bị cháy nắng. Bạn có thể bôi trực tiếp lớp gel từ cây nha đam lên da giúp cung cấp độ ẩm và giảm nhẹ được tình trạng bỏng da một cách nhanh chóng.

Cách phòng chống: Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30, mặc quần áo thoáng, uống nhiều nước, tránh hoạt động nặng ngoài trời ở nhiệt độ cao, đem kính râm khi ra trời nắng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, những người không có công việc gì ngoài trời tốt nhất nên ở nhà để tránh trời nắng gắt, đặc biệt là người già và trẻ em. Cách này cũng giúp phòng ngừa dịch hiệu quả trong tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại và lan rộng trên nhiều tỉnh thành.

Dị ứng

Vào mùa hè, phấn hoa và côn trùng phát triển nên bạn dễ bị dị ứng khi đi dạo, dã ngoại hoặc du lịch gần gũi thiên nhiên. Chứng dị ứng cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn, nhất là trong điều kiện không khí ẩm ướt.

Cách tốt nhất để phòng ngừa chứng dị ứng là tránh các tác nhân gây ra bệnh. Bạn có thể lắp đặt thêm máy điều hòa không khí và máy hút ẩm để ngăn ngừa nấm mốc. Nếu bạn bị hen suyễn thì cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen.

Khi điều trị chứng dị ứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung hay thảo dược để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trường hợp lên cơn hen suyễn với dấu hiệu khó thở, bạn nên ngưng làm việc ngay và nghỉ ngơi ở tư thế ngồi.

Ngộ độc thực phẩm

Mùa hè là thời điểm bạn có thể thưởng thức nhiều loại trái cây và rau củ quả tươi ngon. Thế nhưng, thời tiết nắng nóng rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc, vi khuẩn khiến thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Thêm vào đó, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh và bảo quản không tốt cũng là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn phải ăn chín, uống chín, chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn.

Khi chẳng may bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn ói và tiêu chảy liên tục, cơ thể bị mất nước, có thể bù nước bằng các cho uống nước lọc, dung dịch oresol và cho nghỉ ngơi. Người bị ngộ độc có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào, do đó cần đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được sự trợ giúp và theo dõi.

Sốc nhiệt

Bạn có nguy cơ bị sốc nhiệt hay kiệt sức vì nhiệt khi ở ngoài trời nắng nóng trên 32°C trong suốt thời gian dài. Tình trạng thân nhiệt tăng cao có thể trầm trọng hơn nếu cơ thể bạn đang bị mất nước kèm theo các dấu hiệu như tăng nhịp tim, buồn nôn, chóng mặt, chuột rút và mệt mỏi.

Để phòng ngừa sốc nhiệt, bạn nên ở trong nhà nhiều nhất có thể vào những ngày đặc biệt nóng và ẩm ướt. Nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, bạn cần chú ý đến dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa căn bệnh mùa hè này.

Ngay khi bạn bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo kiệt sức do nhiệt, hãy đến một môi trường mát mẻ hơn và uống nhiều nước. Bạn cũng có thể hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm một túi đá lạnh lên trán hoặc tắm nước mát.

Nếu là người lao động nặng, không nên làm việc quá 2 tiếng liên tục dưới trời nắng gắt, cần nhớ mang theo đủ lượng nước để dùng và bù nước kịp thời, tránh cơ thể mất nước. Uống nước lọc thường xuyên, bổ sung thêm thức uống thể thao bù muối khoáng và chất điện giải, hoặc các viên sủi cung cấp nhiều vitamin để lấy lại năng lượng nhanh hơn.

Cảm cúm

Trong những tháng mùa hè, enterovirus phát triển có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm, bao gồm ngứa cổ họng, sốt, nhức đầu và thậm chí phát ban ở một số người. Đặc biệt, cơ thể có sức đề kháng yếu do thiếu hụt vitamin lại càng dễ bị cảm cúm hơn.

Để phòng ngừa nguy cơ lây lan cảm cúm, bạn nên hạn chế đến những nơi đông người như hồ bơi, chợ, siêu thị… Đồng thời, bạn cũng nên chú ý rửa tay thường xuyên và duy trì thói quen sống lành mạnh như tập thể dục, ngủ đủ giấc, thư giãn…

Nếu bạn bị cảm cúm, hãy uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng như nấm, tỏi, hành, hẹ, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn… Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin từ các loại trái cây như kiwi, đu đủ, táo, bưởi, cam…

Theo SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top